cầu phát triển nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển trong và ngoài nước
Hiện nay, tại Việt Nam thì BLDS là nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Quy định về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau như BLDS, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Tín dụng, Luật Cơng chứng, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự…; được hướng dẫn áp dụng bởi nhiều nghị định như Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP… một loạt các thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ, ngành được ban hành để hướng dẫn áp dụng các Nghị định trên. Điều này dẫn đến một thực trạng là: có quá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng một điều chỉnh một quan hệ thế chấp nhưng thiếu thống nhất nên đã khiến cho các chủ thể áp dụng rất lúng túng và mất thời gian để nghiên cứu, vận dụng cho đúng.
Để khắc phục những điểm mâu thuẫn, chồng chéo trên của hệ thống luật thực định về phần vốn góp trong cơng ty và xử lý phần vốn góp thì cơng việc thiết yếu là rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật có liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Tiếp theo, cần xóa bỏ sự phân chia, tách biệt giữa các cơ quan Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Khi xây dựng một
văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ thuộc chức năng, thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau thì địi hỏi có sự cộng tác và cùng chịu trách nhiệm của các cơ quan này. Một điểm vô cùng quan trọng là phải làm rõ mối quan hệ về phạm vi và ranh giới giữa luật chung và luật chuyên ngành. Cụ thể, các quy định này phải xuất phát từ những quy định của BLDS về vật quyền bảo đảm, về trái quyền, về nguyên tắc thỏa thuận bình đẳng trong quan hệ dân sự... Bởi BLDS được coi là văn bản pháp lý gốc cho các quy định về giao dịch bảo đảm trong đó có quy định về xử lý tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, các quy định này phải phù hợp, có tính thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành như pháp luật về đất đai, nhà ở, về công chứng, về bán đấu giá tài sản, về thi hành án dân sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm đáp ứng với nhu cầu hội nhập khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật. Trong đó, các cơ quan chuyên trách cần sửa đổi các quy định về thế chấp phần vốn góp và xử lý phần vốn góp. Việc sửa đổi BLDS năm 2015 là tiền đề quan trọng trong việc tạo nên sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới. Việc xây dựng lại chế định giao dịch đảm bảo theo một định hướng phù hợp và có sự thay đổi trong các quy định có liên quan cũng là một bước đà hồn hảo để pháp luật nước ta có thể tiến xa hơn. Tuy nhiên, hiện có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp thế chấp, tài sản và xử lý tài sản thế chấp của pháp luật Việt Nam chưa tương thích hoặc phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật của các nước. Ngay việc đặt chế định giao dịch đảm bảo ngoài chương Vật quyền là một nhầm lần không nhỏ, cần phải xem xét sửa đổi. Do đó, chúng ta cần phải tiến hành triển khai nghiên cứu và hoàn thiện những quy định về thế chấp phần vốn góp cũng như trình tự, thủ tục xử lý phần vốn góp trong LDN 2014. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải
nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam Á, để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty tại Việt Nam
Thực tiễn thi hành pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty cũng như xử lý quyền tài sản này đã gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện. Vì vậy, nhằm hạn chế tình trạng trên thì cần hồn thiện quy định về thế chấp phần vốn góp và xử lý tài sản vốn góp, cụ thể:
3.2.1. Xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vốn góp trong cơng ty.
Vốn góp trong cơng ty được biểu trưng là quyền tài sản vơ hình của chủ thể góp vốn cho cơng ty được thể hiện tại điều lệ của công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh và bút tốn sổ ghi đối với công ty cổ phần. Hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về vốn góp trong cơng ty được đề cập như thiếu một định nghĩa khoa học về quyền tài sản vơ hình mà theo đó: Việc định nghĩa tài sản như theo Điều 105 của Bộ luật Dân sự 2015 được coi là sự sao chép nguyên văn khái niệm tài sản theo điều 163 của Bộ luật Dân sự 2005. Không chỉ vậy, quy định của điều 115 của Bộ luật dân sự 2015 về quyền tài sản là “quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” lại càng làm cho bản chất pháp lý của những tài sản vơ hình này bị nhầm lẫn. Thêm đó, tài sản là một khái niệm động và nó khơng đơn thuần có ý nghĩa pháp lý mà cịn có cả ý nghĩa lớn về kinh tế. Nó ln thay đổi bởi giá
trị kinh tế của mình. Do đó, việc ấn định cho quyền tài sản (mà ở đây là tài sản vơ hình) một định nghĩa cứng nhắc như điều 115 của bộ luật dân sự năm 2015 là một thiếu sót và khơng đầy đủ. Do đó, cần thiết phải xây dựng lại quy định về tài sản vơ hình cho phù hợp với khoa học pháp lý và thực tiễn trong cuộc sống.
Vốn góp trong một cơng ty là một đối tượng có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của cơng ty đó trên thực tiễn. Do đó, về mặt lý thuyết, đó là tài sản động. Mà khi đã là một tài sản động thì cần phải có những cơ chế nhằm kiểm sốt giá trị của tài sản để có thể đảm bảo được việc thực thi nghĩa vụ nếu có phát sinh ra các hậu quả pháp lý dân sự.
Vì vậy, việc hồn thiện các quy định pháp luật về tài sản vơ hình hay phần vốn góp phải bắt kịp với sự thay đổi của thế giới, mang tính dự báo cho tương lai. Đó chính là vai trị của các nhà hoạch định chính sách và làm luật. Ngồi ra, các quy định cần mang tính hệ thống và tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các cơng ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu mà chúng ta đã và sẽ là thành viên.
3.2.2. Xây dựng các quy định pháp luật và cơ chế đảm bảo thực thi các quy định về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty
Các quy định về giao dịch đảm bảo nói chung và thế chấp nói riêng, trong thời gian áp dụng BLDS năm 2005, đã bộc lộ những điểm yếu và thiếu như những hạn chế mà học viên đã đề cập trong luận văn. Điều đó xuất phát từ việc xây dựng các quy định về thế chấp tài sản theo bộ luật dân sự còn nhiều kẽ hở, và vướng mắc trong khâu giải thích pháp luật. Theo các quy định của BLDS năm 2005 về thế chấp tài sản như dẫn đến cách hiểu phổ biến là, cứ
không công chứng hoặc không đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp bắt buộc phải thực hiện thì đều là vơ hiệu:
– Khoản 2, Điều 122 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.”
– Điều 134 “Giao dịch dân sự vô hiệu do khơng tn thủ quy định về hình thức” quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vô hiệu”;
– Khoản 3, Điều 323 “Đăng ký giao dịch bảo đảm”, quy định: “Trường hợp
giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.”;
– Đoạn 2, khoản 2, Điều 401 “Hình thức hợp đồng dân sự”, quy định: “Hợp
đồng khơng bị vơ hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”.
Ở đây, chỉ thấy các quy định bắt buộc phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tuy nhiên chưa thấy quy định nào khẳng định việc không công chứng hay khơng đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng bị vơ hiệu.[12] Tuy nhiên, thực tế xét xử, các hợp đồng bắt buộc phải công chứng và bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm đều bị tuyên vô hiệu, nếu như không thực hiện 1 trong 2 thủ tục này. Thế thì khơng thể hiểu nổi, thủ tục bắt buộc cơng chứng thì có giá trị với bên nào và thủ tục bắt buộc đăng ký thế chấp thì cũng
khơng phải là chỉ “có giá trị pháp lý đối với người thứ ba”, mà là có giá trị pháp lý đối với bên thứ nhất và bên thứ hai. Như vậy thì khác nào mọi sự thoả thuận tự do, tự nguyện ý chí của hai bên giao dịch thế chấp đều trở thành vô nghĩa, vô giá trị. Chỉ có thủ tục hành chính mới có ý nghĩa, có giá trị đối với giao dịch dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm nói riêng.
Không chỉ vậy, pháp luật cho phép bên thế chấp tự động được quyền bán, khơng cần có sự đồng ý của bên thế chấp. Với môi trường pháp lý hiện nay, nếu đã cho bên thế chấp bán hàng khơng cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, thì quyền bảo đảm của bên nhận thế chấp gần như là vô nghĩa. Cho dù việc đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký giao dịch và tài sản, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), tuy rất nhanh chóng, thuận tiện, nhưng ý nghĩa tác dụng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc đăng ký thế chấp hàng hố, khơng bảo đảm cơ sở pháp lý cũng như thực tế khi phải xử lý tài sản bảo đảm, nhất là trường hợp nhiều ngân hàng cùng nhận thế chấp một lô hàng, kho hàng cùng loại. Bên thế chấp được quyền đương nhiên bán hợp pháp, kể cả trường hợp vi phạm thoả thuận về việc bán phải có sự cho phép của bên nhận thế chấp. Do đó nguyên tắc thứ tự ưu tiên tại Điều 325 về “Thứ tự ưu tiên thanh toán”, Bộ luật Dân sự năm 2005 hầu như khơng cịn ý nghĩa trên thực tế. Vậy nên phải quy định đã đăng ký thế chấp rồi, thì mọi việc mua bán, trao đổi, tặng cho hàng hố mà khơng được sự đồng ý của bên nhận thế chấp đều là bất hợp pháp.
Trở lại với các quy định của pháp luật về vấn đề thế chấp tài sản là phần vốn góp trong cơng ty. Luật DN 2014 thì chỉ quy định tại Điều 182 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn cho phép thành viên góp vốn của cơng ty hợp danh được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách thế chấp, cầm cố[06]. Tức là Luật doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch bảo đảm đối
với phần vốn góp chỉ với cơng ty hợp danh. Do đó cần có những quy định cụ thể về thế chấp phần vốn góp đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần [34]. Khơng chỉ vậy, Luật doanh nghiệp vẫn cịn thiếu vắng các quy định về việc chấp thuận giao dịch thế chấp phần vốn góp. Luật doanh nghiệp chỉ quy định việc chấp thuận thành viên mới của công ty trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp hay sử dụng phần vốn góp để trả nợ. Vậy nên việc thế chấp phần vốn góp cũng phải tơn trọng ngun tắc này.
Ngồi ra, cần có những quy định nhằm hạn chế tối đa cho bên nhận thế chấp khi thẩm định quyền sở hữu, định giá tài sản đối với phần vốn góp nói chung và tài sản nói chung. Phần vốn góp là tài sản vơ hình, do đó, việc thẩm
định, định giá tài sản này nếu giao vào bên thế chấp sẽ mang tính chất khơng khách quan. Do đó, cần quy định trách nhiệm hay thẩm quyền định giá, thẩm định tài sản sẽ do bê nhận thế chấp hoặc một cơ sở thứ ba định giá chuyên nghiệp do hai bên thỏa thuận. Đồng thời, do tính chất đặc thù của phần vốn góp trong cơng ty là quyền tài sản (tài sản vơ hình) nên cần áp dụng việc đăng ký thế chấp là một trong những thủ tục bắt buộc để công bố quyền trên tài sản. Không chỉ vậy, cần có kênh cung cấp, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong các giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng; những tổ chức trung gian tại Việt Nam làm công tác tư vấn trong hoạt động thiết lập các giao dịch nói chung. Ở các quốc gia phát triển các tổ chức trung gian đóng vai trị là người tạo lập thị trường, tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thông tin phục vụ hoạt động về giao dịch của doanh nghiệp nói chung và các giao dịch bảo đảm tài sản. Đối với Việt Nam, hiện nay có khá nhiều các cơng ty chứng khốn, ngân hàng, tư vấn tài chính… tham gia hoạt động trung gian cho các bên trong hoạt động thế chấp. Đây là điều Việt Nam nên học hỏi.
Thứ hai, đối với hoạt động xử lý tài sản thì cần có những quy định nhằm tăng quyền chủ động của bên nhận thế chấp khi thực hiện quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý. Chúng ta cần tham khảo cách thức thu giữ tài sản thế
chấp hiệu quả sau đây của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức [18]: Khi giao kết hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp thu giữ, cưỡng chế tài sản thế chấp ngay cả khi có sự chống đối của bên thế chấp vào thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Nội dung thỏa thuận này cần được công chứng và căn cứ vào đó cơng chứng viên ra quyết định cơng nhận và trao quyết định đó cho bên nhận thế chấp giữ. Pháp luật Đức công nhận quyết định này của cơng chứng viên có hiệu lực thi hành như bản án của Tòa án. Giải pháp này giúp bên nhận thế chấp có quyền chủ động khi xử lý tài sản thế chấp đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí của quá trình xử lý tài sản thế chấp. Trong tình huống này, phần vốn góp của người phải thi hành án là một phần trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì việc tăng, giảm vốn điều lệ được quy định rất chặt