Đối tượng thế chấp phần vốn góp trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 39 - 42)

2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp phần vốn góp trong công ty

2.2.1. Đối tượng thế chấp phần vốn góp trong công ty

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty thì tại LDN 2014 thì phần vốn góp trong công ty, Điều 35 LDN quy định về tài sản góp vốn, cụ thể:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Như vậy đối tượng của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty trong công ty là quyền tài sản (tài sản vô hình) và do đó không thể giao được về mặt vật chất cho chủ nợ có bảo đảm. Nhưng trong các giao dịch thế chấp thì bên

nhận thế chấp chấp nhận phần vốn góp bởi nó thực tế, dễ dàng kiểm tra, giám sát. Phần vốn góp đó có thể là giá trị tương đương thông qua các loại tài sản bao gồm: vật có thể là bất động sản hoặc động sản; các quyền tài sản… đã được các chủ thể đem vào làm tài sản góp vốn của công ty cụ thể:

Phần vốn góp trong công ty được đem ra thế chấp là Tài sản dưới dạng vật:

Phần vốn góp trong công ty này là giá trị tương đương của động sản hoặc bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp dùng làm phần vốn góp trong công ty trở thành tài sản thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Vật có thể tồn tại dưới dạng động sản hoặc bất động sản.

Theo khoản 1 điều 107 BLDS 2015[3] quy định thì bất động sản bao gồm:

Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tài sản thế chấp là động sản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam được

quy định thì bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp bên thế chấp dùng toàn bộ tài sản để thế chấp mà tài sản thế chấp có vật chính vật phụ thì cả vật chính vật phụ đều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ để thế chấp thì tài sản thế chấp chỉ là vật chính hoặc vật phụ đó.[32]

Nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thi hành và thông lệ của quốc tế, BLDS 2015 kế thừa và phát huy quy định bất động sản hoặc động sản đều có thể

dùng làm tài sản góp vốn trong doanh nghiệp. Những tài sản này theo quy định đều có thể được dùng để thế chấp nhằm bảo đảm việc thực hiện những nghĩa vụ dân sự. Quy định này của BLDS 2015 đã góp phần giúp các doanh nghiệp có thể đưa tài sản là phần vốn góp tham gia hoạt động dân sự và có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng một cách dễ dàng hơn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Phần vốn góp trong công ty được đem ra thế chấp là tài sản dưới dạng quyền tài sản

Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thực chất là việc sử dụng giá trị tương đương vốn góp vào công ty của quyền tài sản này vào quan hệ thế chấp.

Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản đã được góp vốn trong doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó, tài sản dùng để bảo đảm ở đây là quyền sử dụng đất vì vậy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân theo các quy định về thế chấp tài sản là phần vốn góp vừa tuân theo quy định riêng điều chỉnh đối với tài sản đặc biệt đó là đất đai.

2.2.2. Hình thức của hợp đồng thế chấp phần vốn góp

Với nền tảng là cơ sở cho mọi hoạt động dân sự diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam, BLDS 2015 là nền tảng cơ bản điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong xã hội. Quan hệ thế chấp cũng vậy, pháp luật dân sự có những quy định để điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể: Tại Điều 319 quy định về Hiệu lực của thế chấp tài sản:

“1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty thì cũng như các loại hợp đồng thế chấp khác thì hợp đồng thế chấp phần vốn góp cũng phải lập thành văn bản và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam Chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)