1.4.1 Xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Các bên khi tham gia ký kết HĐMBHHQT đều mong muốn hợp đồng đó có hiệu lực và mỗi bên thường sẽ dựa vào những quy định của pháp luật nước mình để
đưa ra thỏa thuận hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi có phát sinh tranh chấp thì trong nhiều trường hợp để xác định hợp đồng đó có hiệu lực hay khơng lại rất khó khăn do pháp luật của mỗi nước quy định khác nhau về yếu tố định lượng và định tính liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nhìn chung các nước đều quy định những điều kiện cơ bản nhất để xác định hiệu lực của hợp đồng là: điều kiện về chủ thể HĐMBHHQT hợp pháp và có đủ năng lực hành vi ký kết; điều kiện về nội dung hợp đồng hợp pháp, không trái đạo đức hoặc trật tự cơng cộng; điều kiện về ý chí tự nguyện thỏa thuận hợp đồng của các bên tham gia giao kết; điều kiện về hình thức của hợp đồng không trái quy định pháp luật.
Trước hết, để xác định năng lực chủ thể của bên tham gia giao kết hợp đồng, pháp luật các nước thường dựa vào luật nhân thân (bao gồm luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú); các nước theo hệ thống pháp luật thành văn (Pháp, Đức Áo, Bỉ… thường áp dụng luật quốc tịch. Nhưng các nước theo hệ thống luật không thành văn (Anh, Mỹ) lại áp dụng luật nhân thân. Chỉ có một số ít nước quy định áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật do các bên trong hợp đồng lựa chọn để xác định năng lực hành vi của chủ thể giao hợp đồng.
Thứ hai, khi có xung đột về yếu tố nội dung hợp đồng các nước đều áp dụng luật do các bên giao kết hợp đồng lựa chọn và việc lựa chọn đó khơng trái với pháp luật của bất cứ bên nào của hợp đồng. Trường hợp các bên khơng lựa chọn thì luật áp dụng là luật nơi ký kết hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng hoặc luật nơi tồn tại hóa hàng là đối tượng của Hợp đồng hoặc luật của nước mà có quan hệ gắn bó nhất điều chỉnh. (Điều 4 Cơng ước Roma năm 1980 về luật áp dụng cho quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng), có nghĩa là áp dụng luật của nước mà bên phải thực hiện nghĩa vụ chính trong hợp đồng vào thời điểm xác lập hợp đồng có trụ sở hoặc nơi thường trú. Mặc dù có thể có nhiều cách giải quyết xung đột pháp luật về luật áp dụng để xác định tính hợp pháp của HĐMBHHQT nhưng Luật do các bên lựa chọn được ưu tiên áp dụng hơn cả bởi lẽ bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện, việc lựa chọn luật áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng cũng là một trong những thỏa thuận tự nguyện của các bên và nó sẽ được ưu tiên áp dụng.
Thứ ba, để xác định yếu tố hình thức của hợp đồng hợp pháp, đa số các nước quy định luật nơi ký kết hoặc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên một số nước cũng áp dụng luật do các bên lựa chọn hoặc áp dụng luật nhân thân để xác định hình thức hợp pháp của Hợp đồng. Luật nơi thực hiện hợp đồng cũng được áp dụng ở một số nước Đông Âu.
Nếu các bên không ghi rõ luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng thì tổ chức xét xử (tòa án quốc gia hoặc tổ chức trong tài) chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc sẽ phải quyết định luật áp dụng. Mỗi quốc gia có những qui tắc hướng dẫn việc chọn luật nhưng một trong hai qui tắc sau đây đã được cộng đồng quốc tế sử dụng.
+ Luật áp dụng là luật của nước người bán qui định trong hợp đồng. + Luật áp dụng là luật của nơi ký hợp đồng.
Ngoài ra một số công ước hoặc qui tắc quốc tế cũng có những qui định cụ thể về giao dịch quốc tế như: Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế ngày 11 tháng 4 năm 1980 có hiệu lực năm 1988; Những nguyên tắc pháp lý thống nhất (UNIDROIT) về hợp đồng thương mại quốc tế 1994. Hai văn bản nói trên và những văn bản quốc tế khác tương tự đều có thể được các bên lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết những tranh chấp phát sinh trong các quan hệ liên quan đến hợp đồng.
Tóm lại, mỗi cuộc giao dịch xuyên quốc gia đều phát sinh vấn đề luật áp dụng. Luật áp dụng là đạo luật mà các bên tham gia hợp đồng lựa chọn để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng hoặc đạo luật sẽ được áp dụng khi các bên không chọn trước luật cụ thể.
1.4.2 Xung đột về thời điểm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quốc tế
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào loại hình và cách thức mà các bên thể hiện sự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Có nước quy định hợp đồng có hiệu lực ngay từ khi các bên đã đạt được sự thỏa thuận hợp pháp và đồng ý rõ ràng về nội dung cơ bản của HĐMBHH (loại hàng hóa mua bán và giá cả của hợp đồng) mà không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được thể hiện
dưới hình thức văn bản hay bằng lời nói hay hành vi nào khác. Các thỏa thuận về hợp đồng chỉ không làm phát sinh hiệu lực khi mà một trong các bên thể hiện rõ ràng bằng ý định hoặc hành vi rõ ràng loại trừ một cách có chủ ý hiệu lực pháp lý của các thỏa thuận đó.
Tuy nhiên rất nhiều nước lại quy định hợp đồng chỉ hình thành và có hiệu lực khi thỏa thuận của các bên là hợp pháp và phải đáp ứng điều kiện về một số thủ tục, hình thức thì khi ấy hợp đồng mới hồn thiện và có hiệu lực.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tùy thuộc vào quan niệm của các nước về thời điểm mà giao kết hay thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực. Theo pháp luật các nước phương tây, thuật ngữ “hợp đồng” được dùng để chỉ một lời hứa làm hoặc khơng làm việc gì đó, được luật pháp đảm bảo bằng các hình phạt hoặc ít nhất là được luật pháp thừa nhận. Nhưng, luật pháp các nước lại có quy định khác nhau về
bản chất của lời hứa này [20]. Chẳng hạn, các nước theo hệ thống luật lục địa (romano-germanique), quan điểm “ưng thuận” (consensuel) nổi trội hơn cả, ý định giao kết hợp đồng của các bên là điều kiện cần và đủ để chứng minh có tồn tại một nghĩa vụ hợp đồng và có hiệu lực từ thời điểm các bên đồng ý rõ ràng ý định đó bằng hành vi cụ thể. Các hệ thống luật khác lại đòi hỏi rằng lời hứa phải được hoàn chỉnh bởi một thủ tục sau đó, có thể là ký một văn bản chính thức, hoặc trao lại một cái gì đó. Một số hệ thống luật khác lại yêu cầu phải có sự trao đổi về kinh tế để làm rõ và củng cố lời hứa (trong luật của Anh gọi là “consideration”), thì khi đó hợp đồng mới phát sinh hiệu lực.