III- Văn hoá trên con đường hội nhập.
PHẦN III KẾT LUẬN CHUNG
Tựu chung của đề tài này là nhằm mục đích thấy rõ mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh, thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của yếu tố văn hoá trong kinh doanh. Khẳng định văn hoá mà mục tiêu vừa là động lực và hệ điều tiết của phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của sản xuất - kinh doanh nói riêng.
Với chúng ta, nằm trong cái nôi văn hoá của nhân loại thì trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế thì việc kinh doanh thể hiện văn hoá truyền thống căn bản cũng như hiện đại là hết sức quan trọng trong bối cảnh công cuộc đổi mới toàn diện đời sống - xã hội hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã và luôn khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là mục tiêu của chúng ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường có sự tham gia điều tiết của nhà nước, chúng ta thực sự thấy rằng văn hoá cần thiết phải đóng góp vai trò điều tiết tinh thần, phải góp phần đắc lực vào việc khai thác những nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong xã hội. Văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường phát triển, phù hợp với những đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới.
- Nền kinh tế thị trường của chúng ta vừa chớm nở. Cần thúc đẩy quá trình giữ gìn bản sắc văn hoá, giao lưu văn hoá, tạo lập môi trường văn hoá trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên văn hoá và kinh doanh là hai phạm trù rộng lớn, mang tính phức tạp và là vấn đề quan tâm lớn của các quốc gia chính vì vậy cần phải có sự liên kết, hội thảo giữa chuyên gia nhân loại học, các nhà nghiên cứu văn hoá và các chuyên gia kinh tế. Cần nghiên cứu toàn diện hơn hai phạm trù này trong bối cảnh sinh động của kinh tế thế giới.