dụng yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh
Trước 1986: Việt Nam là một xã hội làm ruộng, làm vườn, nền văn hoá truyền thống có sự phát triển ưu tiên của các quan hệ đạo đức, dư luận xã hội trong thị trường người làm ruộng và người làm quan
Sau 1986: Chúng ta bắt đầu đổi mới tư duy và trước hết tư duy kinh tế: chế độ 2 thị trường thành 1 + 2 có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Nhân cách nhà doanh nghiệp bắt đầu được mở rộng. Sự nghiệp đổi mới đất nước là một cái mốc thực sự quan trọng trong việc giải phóng nhân cách nhà doanh nghiệp
Trước hết phải nói rằng về mặt yếu otó: năng lực kinh doanh của người Việt rất nhiều tiềm ẩn bởi sự thông minh, nhanh nhạy, cần cù dũng cảm do nền văn hoá truyền thống tạo nên.
Song về mặt cơ chế nền văn hoá truyền thống không trọng thương nghiệp, không có khả năng giải phóng cá nhân, cố gắng giữ gìn tính thống nhất của cộng đồng, do đó các yếu tố doanh nghiệp tiềm ẩn không phát triển được. Và thời kỳ áp dụng nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp là thời kỳ có khoảng trống về kinh doanh đã diên ra trong xã hội.
Những điểm thuận lợi cho ta là:
Khát vọng làm giầu bằng kinh doanh là một hiện tượng mới ở tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa xác lập được những cơ sở hạ tầng làm xuất hiện các khuynh hướng, các bản lĩnh kinh doanh có văn hoá.
Việc kinh doanh phần lớn ở mối giai đoạn đầu chủ yếu phục vụ cho lợi ích cá nhân của Công ty. Nhiều Công ty chưa tính toán tới làm ăn lâu dài, buôn bán tử tế. Họ tìm mọi cách chiếm dụng vốn lẫn nhau và đặc biệt chiếm dụng vốn Nhà nước bằng các thủ đoạn thế chấp những tài sản, sản phẩm
không phải là của mình. Không ít doanh nghiệp Nhà nước có đủ vốn lại không tổ chức được kinh doanh lớn, làm ăn thua lỗ.
Trong khi cơ sở hạ tầng, truyền thống kinh doanh, mặt hàng sản xuất, vốn liếng mới ở thời kỳ sơ khai chúng ta đã mở cửa tiếp thị kinh doanh các nền kinh doanh có khả năng trên thế giới.
Đứng trên thực trạng đó: chúng ta đưa ra một số giải pháp sau.
Cần phải quán triệt một nguyên lý trong kinh doanh có văn hoá là sản xuất làm nảy sinh nhu cầu
Bản chất của văn hoá kinh doanh là gắn với văn hoá đạo đức Văn hoá đạo đức là phản ánh lợi ích của cộng đồng
Văn hoá kinh doanh không thể tách rời các mục tiêu của văn hoá chính trị. Văn hoá chính trị ở nước ta xác lập một hệ thống luật pháp và chính sách nhằm đảo bảo cho các cơ sở kinh doanh thành công về mặt kỹ thuật, kinh tế, đồng thời Nhà nước làm chủ được thị trường, tạo ra các cơ hội ngang nhau mọi thành phần kinh doanh.
Ở Việt Nam hiện nay cả hai vấn đề: vốn kinh doanh và thị trường luật pháp trong kinh doanh đều là yêu cầu nhức nhối ngang nhau
Để cho văn hoá bám rễ vào trong lĩnh vực kinh doanh cần phải xác lập bản chất xã hội của nền văn hoá xã hội
Để xác lập được một trình độ xã hội mới trong văn hoá kinh doanh, chúng ta cần có 1 ý tưởng về một nền văn hoá chất lượng.
Hiện nay kinh doanh nghiêm túc, buôn bán tử tế ở nước ta còn là công việc khó khăn. Chúng ta mới bắt đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì thế kinh doanh hiện đại cũng chỉ mới bắt đầu. Để thúc đẩy quá trình CNH- HĐH ở nước ta nền kinh doanh ở nước ta phải phát triển trước một bước để tạo ra một quá trình chuyển giao công nghệ thích hợp, một thị trường lao động, thị
trường tiền tệ với những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng mới. Việc lao động gọn nhẹ, năng động là xu hướng của thời đại, song nó vẫn phải tuân thủ việc xác lập hệ thống giá trị trong kinh doanh. Vì thế giải pháp đưa văn hoá vào kinh doanh không chỉ làm cho nội lực lao động phát triển mà cả văn hoá cũng phát triển hơn.
Đứng trước một hiện trạng như vậy
Chúng ta cần vận dụng yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh ở nước ta