Nói đến kinh doanh là nói tới một lĩnh vực rất lớn, quá lớn cho nên trong đề tài này em chỉ đề cập đến một mặt của kinh doanh là thương mại, buôn bán, tức là kinh doanh trong buôn bán. Bản thân vấn đề này cũng không phải là nhỏ vì nó là một ngành khoa học, một nghề nghiệp, một hệ thống những thao tác trong giao tiếp xã hội có liên quan đến sản xuất, đến lưu thông, phân phối, dến lợi nhuận, lỗ lãi, đến tiêu dùng. Em giới hạn trong vấn đề giao tiếp xã hội, trong buôn bán mà thôi.
Trước hết, ai cũng thấy đây là một vấn đề đơn giản, quen thuộc, có tính cách thường ngày. Vì ai cũng mua, ai cũng bán, ai cũng có cung, có cầu, ai cũng cần đến các hàng hoá trong hoạt động hàng ngày. Mà đã cần đến hàng hoá thì có bán, có mua, chẳng có gì lạ cả. Nhưng đây cũng là một vấn đề rất phức tạp, với bao nhiêu màng lưới rắt rối, chằng chịt nhau. Nhiều nhà tư tưởng và nhà văn đã phải chú ý đến vấn đề này. "Hỡi ôi" Mọi các đều đắt khi người ta không cần đến những cái đó. Và đó chính là cái làm nên một người buôn bán tốt. Như vậy buôn bán trên thương trường chúng ta ngày nay thì sao, một thương thường của năm thành phần kinh tế mà kinh tế quốc doanh tức xã hội chủ nghĩa là chủ đạo. Ta cứ dến một cửa hàng mậu dịch quốc doanh, đi
một vòng ở Hàng Ngang, hàng đào, vào một hiệu tạp hoá hay một sạp tạp hoá ngồi trên lề đường thì đ sẽ thấy rõ điều này. Chỗ thì một giá, chỗ thì mặc cả, chỗ thì đon đả niềm nở, chỗ thì chau mày, chau mặt, thậm chí có khi cãi vã, thách đố, hỗ xược. Cũng có người nghĩ rằng vào một của hàng tư nhân thì được đón tiếp tốt hơn một cửa hàng mậu dịch quốc doanh vì mậu dịch quốc doanh là "cửa quyền" là "ăn lương". Điều đó không phải không có. Nhưng có cửa hàng mậu dịch quốc doanh lại tươi cười, không nền hà phục vụ khách, trong khi đó có cửa hàng tư nhân lại hỏi không thèm nói, mua "mở hàng" buổi sáng mà không lấy là "nguy"...
Nhưng dù có bao nhiêu biểu hiện phức tạp ai cũng thấy rằng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, rõ ràng từng bước đã đáp ứng những yêu cầu mua bán của nhân dân, nâng cao thêm một bước sức mua và sức sống. Đã hình thành từng bước một nền văn hoá thương trường phản ánh một sự phồn vinh kinh tế và một nền văn hoá giao tiếp thương mại buôn bán ngày càng tiến bộ.
Văn hoá là vì, ngoài khía cạnh kinh tế của sự buôn bán, hay nói một cách khác rõ ràng hơn, bên cạnh khía cạnh kinh tế còn có sự giao tiếp và ứng xử giữa con người và con người, còn có một quan hệ giữa người trong việc mua bán.
Có thể nói một "triết lý thương trường" cũng có một triết lý về phát triển như nhà triết học Mác - Xít Francois Perroux đã nói: "Triết lý" có thể hiện trong quan hệ giữa người và người trong việc mua bán trong đó có:
- Vấn đề đao đức hay khía cạnh đức học của buôn bán: Lương thiện, thực thà, cùng bảo vệ các giá trị do lao động làm ra, không gian lận, lừa đảo, làm của giả, hàng giả, tôn trọng khách hàng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
- Vấn đề xử sự trong giao tiếp: Lịch sự, nhã nhặn, lễ độ, bao dung, biết tôn trọng quyền lợi của nhau
- Vấn đề hiểu biết guồng máy của sự buôn bán, của thị trường và thương trường: sản xuất, giá cả, chất lượng hàng hoá lưu thông phân phối, tiền tệ.
- Tinh thần tuân theo luật pháp trong mua bán
Một nền văn hoá thương trường với những yếu tố như trên đã hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở mối quan hệ giữa cung cầu, giữa lợi ích của nhau trong xã hội, giữa lợi ích của cá nhân (người mua và người bán) và lợi ích của xã hội, của Nhà nước, giữa sản xuất và tiêu dùng.
Dần dần thương trường từng bước được đưa vào định hướng và văn hoá thương trường đã được nâng thành một khoa học để phục vụ cho sự nghiệp phát triển, phục vụ lưu thông, phân phối. Đã có những trường thương mại (trung cấp, đại học) để đào tạo những người nắm vững khoa học về văn hoá thương trường, biết làm ăn, buôn bán một cách có khoa học và có nghệ thuật.
Trong mua bán, dù dưới hình thức nào (quốc doanh hay tư nhân) thương trường đã trở thành một "vòng kinh tế khép kín (Ciruit économique) diễn ra như sau giữa các yếu tố có tương quan và tương tác:
Thương trường
Nơi sản xuất Nơi sản xuất
Tức là nơi sản xuất cung cấp hàng hoá cho thương trường, thương trường lại tác động trở lại nơi sản xuất, nơi sản xuất nuôi dưỡng lại thường trường, và cứ thế...
Vòng kinh tế khép kín này của thương trường là một sự vận hành tự phát vừa có tính định hướng, trên cơ sở cung đáp ứng nhu cầu và cầu tác động trở lại cung theo một vòng tròn ốc và tác dụng là đẩy mạnh tiến bộ kinh tế, từ sản xuất dến tiêu dùng, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển đất nước nói chung (kinh tế, xã hội, văn hoá). Văn hoá giao tiếp trong thường trường với những yếu tố của nó như đã nói trên, đã trở thành một động lực của thường trường, của kinh tế và phát triển. Chỉ cần trục trặc trong một khâu nào đó, do thiếu văn hoá, thì sẽ nẩy sinh những vấn đề trong thương trường và từ đó có tác hại nhất định đến kinh tế, đến sản xuất và cuối cùng đến phát triển. Ví dụ thiếu mặt đức trong thương tường, hàng hoá kém phẩm chất do làm nhanh, làm ẩu; tăng giá một cách tuỳ tiện vì lợi nhuận riêng tư; làm hàng giả... đã ảnh hưởng xấu đến việc mua và từ đó đến sản xuất, đến sản xuất, đến việc bán. Hoặc bán hàng rẻ vì lậu thuế, vì nhập lậu thì bán được nhiều nhưng lại làm tổn thất đến ngân quỹ Nhà nước và cuối cùng ảnh hưởng đén kinh tế của đất nước, đến phát triển, mở mang.... Hoặc cửa quyền, chẹt giá khi bán, sẽ làm lợi cho bọn đầu tư, trục lợi, làm hại đến người tiêu dùng, làm giảm sức mua...
Nói tóm lại, văn hoá thương trường nhằm mục đích đưa lại lợi ích thực tế cho cả hai bên mua và bán, trên tinh thần thảo thuận, dựa trên đạo đức (lương thiện, thật thà, giữ được lòng tin), trên sự lịch thiệp, sự hấp dẫn nhau trên tinh thần tôn trọng chất lượng và định lượng của hàng hoá. Văn hoá thương trường là một động lực của phát triển, nó giải phóng các tiềm năng sáng tạo, sản xuất, giải phóng cung và cầu, giải phóng những nhu cầu của con người về mặt sinh sống, sinh hoạt. Nó sẽ giúp cho xã hội ngày càng giầu thêm,
có thêm thu nhập, bớt đói, làm việc, người mua cũng phải có tiềm tiền, do đó phải lao động, làm việc, người bán cũng có thu hoạch chính đáng. Giá cả sẽ được hợp lý hoá một phần do sự chỉ đạo của Nhà nước qua thương trường quốc doanh, một mặt do tăng sản xuất, giảm giá thành và chính sách tiết kiệm. văn hoá thương trường sẽ đạt được một mức ý thức cao; sẽ trở thành "tác động của một tự do đối với một tự do", (một ý của Fichte) tức tự do bán, tự do mua và hai phía đã gặp nhau trong một giao tiếp song phương lành mạnh, lương thiện, thoải mái, không ai làm hại đến ai. Nó yêu cầu một văn hoá ứng xử, những tri thức giao tiếp, những hiểu biết về tâm lý, thị hiếu nhứng cách giới thiệu, quảng cáo để thu hút khách hàng...
Ở đây cần phải nói ngay rằng sự xuất hiện của các siêu thị đã nêu lên một mô hình mới về văn hoá thương trường. Ở đây đã giải quyết được một điều rất cơ bản mà người ta thường gọi là "sự vận hàng của thị trường: sự định giá do sự cân bằng giữa cầu và cung. "Siêu thị và văn hoá thương trường ở trình độ cao nhất" hiện nay vì:
- Nó là một biểu hiện đức học của thương trường - Nó là tinh thần làm chủ về cả hai phía mua và bán
- Việc sử dụng các khoa học và kỹ thuật ở trình độ cao, vi tính hoá việc mua bán
- Nó có một tổ chức khoa học
Trước hết là về mặt đạo đức học. Siêu thị của Nhà nước là để phục vụ nhân dân ở mức cao nhất cho nên đòi hỏi phải có của thật, không có của giả, không có gian lận, của nào giá nấy, sòng phẳng, không bắt chẹt, không cửa quyền.
Tinh thần làm chủ về cả hai phía biểu hiện ở chỗ một giá. Nhà nước phải tính toán tất cả về mọi loại hàng hoá (phổ dụng cao cấp, hiếm) và đưa ra
một giá ổn định, hợp lý, tuỳ theo loại hàng và "túi tiền" người tiêu thụ, theo một chính sách nhất định. Người mua thấy cần thì cứ thế mà mua theo một "khế ước xã hội" dựa vào lòng tin lẫn nhau.
Khoa học và kỹ thuật đã được sử dụng vào việc mua bán. Việc tính tiền, thu tiền được vi tính hoá, rất đơn giản, nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Hai bên mua bán đều nhìn thấy giá cả qua màn huỳnh quang và cứ thế trả tiền và thu tiền. Có ca - mê - ra khắp nơi để kiểm soát sự ra vào, đi lại của khách, tránh được mất mát, gian lận một cách tinh tế, lịch sự, khắc phục được tình trạng lấy cắp không phải không thể xẩy ra khi nhân viên kiểm soát rất ít.
Có tổ chức khoa học vì người mua có thể tự do đi cùng khắp nơi, xem hàng, chọn hàng, lấy ra rồi để lại cuối cùng chọn đúng cái mình thích và ra trả tiền tại cửa ra.
Đương nhiên, chúng ta cần phải có một thời gian dài, một số vốn rất lớn và một trình độ quản lý kinh doanh cao thì mới có nhiều siêu thị cho các đô thị và các vùng miền. Trong khi đó việc buôn bán theo nề nếp hiện hành (đối với năm thành phần kinh tế) vẫn phải phát triển mạnh. Chúng ta cần tiếp tục xây dựng một nền văn hoá thương trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho nhân văn xã hội chủ nghĩa, lấy xoá đói, giảm nghèo, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, làm mục tiêu cao nhất. Văn hoá thương trường sẽ tác động đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá giữa mua và bán. Ngược lại, công nghiệp hoá và hiện đại hoá sẽ nâng cao chất lượng của văn hoá thương trường, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bằng sức sản xuất, tốc độ phát triển và tinh thần khoa học của nó. Những điều mà ta gọi là tích luỹ, dự trữ, tung ra, đưa hàng đến tận người dân, khách hàng là thượng đế ... những điều mà các nhà kinh tế học thế giới gọi là "đóng cục" (coagulaion), tích trữ và dự trữ sản phẩm hàng hoá, (stockge) chống sự manh mún, tản mạn của
thương trường (atomicité) đảm bảo sự đồng đều bề mặt của hàng hoá