Thiết lập hệ thống mạng điện tử liên kết cung cấp thông tin giữa các tổ chức hành nghề cơng chứng và văn phịng đăng ký nhà đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)

giữa các tổ chức hành nghề cơng chứng và văn phịng đăng ký nhà đất

Có thể nói, kể từ khi Luật Công chứng được ban hành lần đầu tiên vào năm 2006, đặc biệt kể từ khi cho phép sự thành lập và hoạt động của hệ thống văn phịng cơng chứng tư nhân. Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng lâu nay vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn liên quan đến các hợp đồng giao dịch cơng chứng. Gần đây, số lượng phịng cơng chứng, số lượng giao dịch công chứng gia tăng nhanh càng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn đó. Hơn nữa, nghiệp vụ quản lý văn phịng cơng chứng ngày càng phức tạp hơn. Đứng trước những khó khăn đó, các cơng chứng viên đã khơng ít lần mắc phải những sai sót đáng tiếc trong việc cơng chứng mà ngun nhân chính là chưa có cách thức lưu trữ và tra cứu thơng tin dữ liệu ngăn chặn chung, lịch sử giao dịch tài sản một cách hợp lý… Bên cạnh đó, việc tra cứu, báo cáo, thống kê hợp đồng, giao dịch ở các tổ chức hành nghề công chứng vẫn đang thực hiện một cách thủ công, gây tốn kém nguồn lực, thời gian mà hiệu quả đem lại không cao.

Để thực hiện việc liên kết thông tin, hiện nay các tổ chức hành nghề công chứng đã cùng nhau sử dụng mạng liên kết cung cấp thơng tin Uchi để kiểm sốt lịch sử giao dịch của các tài sản. Điều này đã hạn chế được phần lớn việc một chủ thể đem tài sản của mình đi giao dịch, chuyển nhượng cho nhiều người ở nhiều văn phịng cơng chứng khác nhau nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, việc chỉ riêng các tổ chức hành nghề cơng chứng có mạng liên kết với nhau là chưa đủ. Nên chăng, cần có sự liên kết trao đổi thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng với văn phòng đăng ký nhà và đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi lẽ hiện nay, nhiều giao dịch về chuyển

nhượng quyền sử dụng đất chỉ được các bên lập "giấy mua bán đất" viết tay, mà không qua thủ tục công chứng, chứng thực theo qui định của pháp luật. Một mảnh đất bị đem bán cho nhiều người, người cuối cùng thực hiện giao dịch mua bán đất được chủ sử dụng ký hợp đồng tại phịng cơng chứng, khi làm thủ tục sang tên tại văn phòng đăng ký nhà và đất thì khơng làm thủ tục được do cơ quan này đã nhận được đơn thư khiếu nại của người mua đất bằng "giấy viết tay" trước đó.

Từ nhận định trên và qua thực tế nghiên cứu địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất: tại các địa bàn thành phố lớn nên thành lập một hệ thống liên thơng cung cấp thơng tin chính xác về các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức hành nghề cơng chứng. Có như vậy, quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ sẽ được đảm bảo, đồng thời việc quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai được chặt chẽ hơn; giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà Tòa án đang phải tiến hành thụ lý và giải quyết rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)