Sửa đổi tên gọi của Luật Trọng tài Thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 105 - 106)

9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán

3.4.3. Sửa đổi tên gọi của Luật Trọng tài Thương mạ

Trong q trình lấy ý kiến của cơng chúng đối với dự thảo Luật Trọng tài, có nhiều ý kiến đề xuất lấy tên là Luật Trọng tài thay vì tên gọi Luật Trọng tài Thương mại xuất phát từ quan điểm trọng tài khơng chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại và còn được mở rộng sang các lĩnh vực tranh chấp khác như dân sự, lao động … Tuy nhiên, khi luật được ban hành thì vẫn lấy tên là Luật Trọng tài Thương mại. Như đã phân tích ở trên, tên gọi này dường như không phù hợp trong bối cảnh trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Trong lịch sử, Pháp lệnh TTTM 2003 được coi là phù hợp vì trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Cách đặt tên này cũng giúp tránh được các tranh chấp không cần thiết liên quan đến việc xác định thẩm quyền của trọng tài, chẳng hạn xác định nội hàm của thuật ngữ "hoạt động thương mại" như theo quy định của Pháp lệnh TTTM 2003, phân biệt giữa hoạt động thương mại và các hoạt động khác không mang bản chất thương mại…

Việc đặt tên là Luật Trọng tài cũng phù hợp với thực tiễn pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Khảo sát pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới cho thấy, đa số các nước sử dụng tên gọi là Luật Trọng tài, ví dụ Luật Trọng tài Trung Quốc, Luật Trọng tài Thụy Điển, Luật Trọng tài Nhật Bản, Luật Trọng tài Xingapo, Luật Trọng tài Thái Lan, Luật Trọng tài Hoa Kỳ, Luật Trọng tài Siri Lanka, Luật Trọng tài Niu Di Lân, Luật Trọng tài Lithunia, Luật Trọng tài Phần Lan, Luật Trọng tài Đan Mạch, Luật Trọng tài

và Hoà giải Nigiêria, Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Zimbab…Vì vậy, lấy tên là Luật Trọng tài chứ khơng phải Luật Trọng tài Thương mại áp dụng để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào do các bên thoả thuận trong khuôn khổ quy định của pháp luật là phù hợp với xu hướng chung của pháp luật trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo pháp luật của một số nước trong khu vực Châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)