9 Tính bí mật Các phiên xét xử tại tòa cũng như phán
2.2.2. Những hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tà
hình sự, hành chính, hơn nhân gia đình, phá sản và thuế. Đây là những lĩnh vực liên quan đến khu vực pháp luật cơng (luật hình sự, luật hành chính, luật hơn nhân gia đình…) thuộc thẩm quyền tài phán của các cơ quan nhà nước nên không thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán tư như trọng tài.
2.2.2. Những hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
a) Về phạm vi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài
Trước khi Pháp lệnh TTTM 2003 và Luật TTTM 2010 được ban hành, pháp luật Việt Nam đã có một số văn bản quy định về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài thương mại. Theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thì phạm vi thẩm quyền của VIAC được giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao cơng nghệ, tín dụng và thanh tốn quốc tế... Chủ thể tham gia là một bên hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngồi.
Tiếp đó, ngày 16/02/1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 114/TTg cho phép Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ kinh doanh trong nước.
Theo quy định tại Nghị định số 116-CP ngày 5/9/1994 về tổ chức hoạt động của Trọng tài kinh tế thì Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Tiếp đó, ngày 25/02/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh TTTM 2003 xác định phạm vi thẩm quyền theo cách liệt kê các loại việc Trọng tài được giải quyết (Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh TTTM 2003). So với các quy định trước đây, Pháp lệnh TTTM 2003 đã quy định mở rộng phạm vi Trọng tài ở rất nhiều lĩnh vực. Theo quy định của Pháp lệnh TTTM 2003, trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Khái niệm "hoạt động thương mại" đã được quy định cụ thể trong Pháp lệnh TTTM 2003, theo đó hoạt động thương mại được hiểu là:
Việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dị, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng khơng, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật [33].
Tiếp đó, ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003 cũng quy định:"Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh" [7].
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng trên thực tế thì quy định của Pháp lệnh TTTM 2003 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại như định nghĩa tại Pháp lệnh TTTM 2003 đã khơng cịn phù hợp. Do đó, một u cầu đặt ra là phải sửa đổi các quy định này của Pháp lệnh TTTM 2003.
Luật TTTM 2010 được Quốc hội khóa 12 thơng qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Theo quy định tại Điều 2 của Luật TTTM, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
a. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
b. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
c. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài [21].
Về cơ bản, Luật TTTM 2010 đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh TTTM 2003, khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi
thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật thương mại, Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành.
Như vậy, ngồi việc có thẩm quyền đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, Luật cịn để mở khả năng trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật có liên quan quy định sẽ được giải quyết bằng trọng tài.
Ngoài ra, Luật TTTM 2010 khơng có giới hạn về phạm vi chủ thể tranh chấp. Tổ chức, cá nhân bất kỳ đều có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp miễn là lĩnh vực tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài. Trong khi đó, theo Pháp lệnh TTTM 2003, chỉ có tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới có quyền lựa chọn trọng tài.
Việc ban hành Luật TTTM 2010 được coi là một bước đột phá trong công tác lập pháp của nước ta. Luật TTTM 2010 đã khắc phục được cơ bản những hạn chế của Pháp lệnh TTTM 2003 trong đó có nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng quy định của Luật TTTM 2010 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, theo quy định của Luật TTTM 2010 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài đã được mở rộng rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài vẫn còn bất cập do thẩm quyền trọng tài đối với những vụ việc nào vẫn chưa được liệt kê cụ thể, chi tiết. Theo quy định tại Điều 2, Luật TTTM 2010 thì Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, hoặc ít nhất một bên tranh chấp có hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để phân định rõ tranh chấp thương mại với các tranh chấp dân sự là điều không hề dễ dàng.
Thứ hai, với quy định của Luật TTTM 2010 thì cũng chưa rõ những tranh chấp thuộc các lĩnh vực sau đây có thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài hay khơng: tranh chấp bất động sản có yếu tố nước ngồi? Tranh chấp hợp đồng vận chuyển có yếu tố nước ngồi? Tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý? Tranh chấp sở hữu trí tuệ? Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động? Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ ngồi hợp đồng bất kể có nhằm mục đích sinh lợi hay khơng? Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty...
Thứ ba, Khoản 2, Điều 2 Luật TTTM 2010 quy định trọng tài có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Tuy nhiên, quy định này cũng chưa rõ thế nào là một bên có hoạt động thương mại: chọn tiêu chí chủ thể hay hành vi thương mại?
b) Sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tài
Theo quy định tại Điều 6 Luật TTTM 2010 thì trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được [21].
Trong khi đó, tại Mục 1.2 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại có
hướng dẫn, trường hợp nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc khi được Tịa án thơng báo về việc ngun đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thơng báo của Tịa án bị đơn khơng phản đối hoặc bị đơn có phản hồi nhưng khơng xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì tuy đã có thỏa thuận trọng tài nhưng tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
1.2. Trong các trường hợp sau đây, vụ tranh chấp tuy các bên có thoả thuận trọng tài, nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân:
a....
b. Khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Toàn án giải quyết hoặc khi được Tồ án thơng báo về việc ngun đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông báo của Tồ án bị đơn khơng phản đối (được coi là các bên có thoả thuận mới lựa chọn Tồ án giải quyết vụ tranh chấp thay cho thoả thuận trọng tài) hoặc bị đơn có phản đối nhưng khơng xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài (trường hợp này được coi là khơng có thoả thuận trọng tài)... [23].
Mặc dù Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh TTTM 2003, tuy nhiên hiện nay Pháp lệnh TTTM 2003 đã hết hiệu lực nhưng khơng có bất kỳ văn bản nào bãi bỏ hiệu lực của Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC dẫn đến tình trạng có sự mâu thuẫn giữa các văn bản về thẩm quyền của Trọng tài.
c) Một số hạn chế khác
* Về tên gọi Luật Trọng tài Thương mại
Trong q trình lấy ý kiến của cơng chúng đối với dự thảo Luật Trọng tài, có nhiều ý kiến đề xuất lấy tên là Luật Trọng tài thay vì tên gọi Luật TTTM xuất phát từ quan điểm trọng tài khơng chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại và còn được mở rộng sang các lĩnh vực tranh chấp khác như dân sự, lao động… Tuy nhiên, khi luật được ban hành thì vẫn lấy tên là Luật TTTM. Như đã phân tích ở trên, tên gọi này dường như không phù hợp trong bối cảnh trọng tài không chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mà đã được mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Từ những thực tế nêu trên, cần thiết phải mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài và sửa đổi những nội dung chưa phù hợp của Luật TTTM 2010 để (i) nâng tầm hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho tương xứng với những ưu việt của cơ chế này mang lại, góp phần giảm tải hoạt động xét xử cho hệ thống tòa án đang bị quá tải; và (ii) làm cho pháp luật trọng tài Việt Nam phù hợp với xu thế chung của pháp luật trọng tài của các nước không chỉ trong khu vực Châu Á mà cả trên thế giới.
Chương 3