YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam 07 (Trang 95 - 100)

THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng thƣơng mại ở thị trƣờng Việt Nam

Trước hết, trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc coi

là xu hƣớng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển thị trƣờng tài chính ở Việt Nam. Khi hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng đa dạng, thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lƣợng lớn ngƣời dân chƣa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Do đó, xu hƣớng khai thác dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, các NHTM Việt Nam cũng đã bƣớc đầu tập trung khai thác thị trƣờng bán lẻ thông qua việc mở rộng mạng lƣới hoạt động nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến các cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ngân hàng, phát triển các loại dịch vụ mới, đa tiện ích nhƣ Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile Banking….

Thứ hai, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là xu hƣớng

hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức đã khiến nhu cầu về các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng gia tăng mạnh mẽ. Cùng với đó là sự cải tổ nhanh chóng về chất lƣợng của các dịch vụ dựa trên khoa học - kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của mạng lƣới công nghệ thông tin,

mạng internet trên toàn cầu đã cho ra đời các dịch vụ ngân hàng hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các kênh phân phối đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, hiện nay đã xuất hiện những kênh phân phối mới thông qua sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhƣ ATM, Mobile Banking... với nhiều ƣu điểm về thời gian và mức phí. Xu hƣớng của các ngân hàng hiện này vẫn là tiếp tục củng cố các kênh phân phối truyền thống, bao gồm: (i) Hệ thống các chi nhánh; (ii) Ngân hàng đại lý (thƣờng đƣợc áp dụng đối với các NHTM chƣa có chi nhánh) và phát triển kênh phân phối hiện đại bao gồm: Các chi nhánh tự động hoá hoàn toàn; chi nhánh ít nhân viên; ngân hàng điện tử (E - Banking); Ngân hàng qua mạng gồm Ngân hàng qua mạng nội bộ và Ngân hàng qua mạng internet.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính

bùng phát đầu tiên tại Mỹ năm 2008 là do những yếu kém trong khâu quản lý rủi ro gây ra đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, xu hƣớng tập trung hóa quản trị rủi ro và cơ cấu lại danh mục đầu tƣ sẽ đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Theo đó, ở Việt Nam, việc cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, giảm tỷ trọng cho vay vào các lĩnh vực nóng nhƣ bất động sản và chứng khoán, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và cho vay đầu tƣ kinh doanh phục vụ sản xuất sẽ đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm giải quyết những khoản nợ xấu đƣợc cho là đang gia tăng do tác động từ khủng hoảng. Các NHTM ở Việt Nam cũng đã bƣớc đầu xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy định nội bộ, nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các rủi ro tín dụng, thị trƣờng và hoạt động…

trong quá trình tái cơ cấu, phục hồi nền kinh tế. Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hƣởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và tất yếu theo quy luật thị trƣờng, sẽ có hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, ngân hàng, điều này diễn ra mạnh nhất tại Mỹ - nơi đã có hàng trăm ngân hàng bị phá sản và hàng chục ngân hàng tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong những năm vừa qua [14]. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống các TCTD có số lƣợng tƣơng đối lớn, nhƣng trình độ phát triển không đồng đều, quy mô hoạt động nhỏ và chƣa thật sự hiệu quả. Do đó, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý dứt điểm tình trạng các NHTM yếu kém, khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản, lành mạnh hóa và ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng, thiết lập trật tự kỷ cƣơng thị trƣờng tiền tệ sẽ là một xu hƣớng tất yếu.

3.1.2. Một số định hƣớng hoàn thiện pháp luật

Cũng nhƣ các khu vực thị trƣờng khác, cạnh tranh trong thị trƣờng dịch vụ ngân hàng là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng. Quá trình cạnh tranh chỉ đem lại hiệu quả và đƣợc coi là biện pháp bảo đảm thiết lập trật tự thị trƣờng phát triển an toàn, lành mạnh khi có đƣợc các quy định pháp luật cạnh tranh cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm, dễ làm tổn thƣơng đến nền kinh tế - xã hội, thì cần phải đƣợc nghiên cứu một cách thận trọng để tránh những hậu quả xảy ra. Trong bối cảnh hiện nay, các quy định pháp luật cạnh tranh nói chung và các quy định về chống hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng cần đƣợc hoàn thiện theo những định hƣớng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh của NHTM cần có sự phù hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước về phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

xã hội chủ nghĩa nhƣ Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể học hỏi, áp dụng ƣu điểm pháp luật cạnh tranh của các nƣớc trên thế giới nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách thụ động, thiếu sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh nƣớc ta, thì có thể dẫn đến các ảnh hƣởng thiếu phù hợp đối với nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình lập pháp là áp dụng có chọn lọc những ƣu điểm, tiến bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

Hơn nữa, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã xác định rõ: Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trƣờng... Phát triển thị trƣờng tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, đƣợc quản lý và giám sát hiệu quả; Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Đƣờng lối của Đảng đã đặt ra nhu cầu hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để hình thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ.

Thứ hai, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM phải đảm bảo phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải đƣợc hoàn thiện phù hợp với khung pháp lý của các tổ chức quốc tế mà chúng ta là thành viên, đặc biệt là phù hợp khuân khổ các Hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Ở Việt Nam, mặc dù trong hầu hết các văn bản pháp luật quan trong nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại… đều có các quy định dẫn chiếu trực tiếp đến điều ƣớc quốc tế, nhƣng theo thói quen lập pháp và hành pháp của chúng ta, việc trực tiếp viện dẫn các quy định của điều ƣớc quốc tế để áp dụng cho những trƣờng hợp cụ thể không thể thực hiện đƣợc. Do đó, pháp

luật cạnh tranh nói chung và CTKLM của NHTM nói riêng luôn phải đƣợc đặt trong xu thế chung của tiến trình nhất thể hóa pháp luật cho phù hợp với khung pháp lý đã đƣợc thừa nhận trong thƣơng mại quốc tế.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

của NHTM phải đồng bộ với hệ thống pháp luật chung, mà cụ thể là Luật

Cạnh tranh, Luật NHNN, Luật các TCTD, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính… Một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ sẽ tránh đƣợc sự chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Thứ tư, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thực thi pháp luật

Có thể thấy, độc lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh là yếu tố tiên quyết để có đƣợc sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc và cũng là điều mà các bên liên quan chờ đợi ở cơ quan này. Vì thế, cho dù tổ chức bộ máy cơ quan cạnh tranh theo mô hình nào đi nữa thì nguyên tắc quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo chúng không chịu bất kì sự can thiệp hay chi phối nào từ các cơ quan khác làm ảnh hƣởng tới sự công bằng trong thƣơng mại quốc tế. Chỉ khi sự công bằng đƣợc đảm bảo bằng một bộ máy đủ mạnh và công tâm thì lúc ấy thị trƣờng mới thực sự lành mạnh và phát triển bền vững.

Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM không thể tách rời với công tác xây dựng các chính sách cạnh tranh hợp lý và hiệu quả

Sự đồng bộ của các biện pháp kinh tế, tài chính, pháp lý… sẽ góp phần nâng cao giá trị điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM nói riêng và pháp luật nói chung chỉ thực sự có ý nghĩa khi mang tính khả thi, đáp ứng đƣợc điều kiện đời sống cũng nhƣ nhu cầu của các chủ thể tham gia dịch vụ. Vì vậy, pháp luật về các hành vi CTKLM của NHTM cần

phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, giải quyết những nhu cầu của các chủ thể tham gia, muốn thực hiện tốt điều này pháp luật phải phản ảnh ý chí của các ngân hàng, khách hàng và cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam 07 (Trang 95 - 100)