3.2. KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thƣơng mại nhằm chống hành
hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM
Nhằm chống các hành vi CTKLM của NHTM, các NHTM cần tập trung vào các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và trách nhiệm của mình trong việc làm lành mạnh thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, giảm tính độc quyền của ngành ngân hàng, tạo sân chơi bình
đẳng hơn cho các NHTM ngoài quốc doanh, cổ phần và sáp nhập một số các NHTM quốc doanh để tăng vốn tự có, từ đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển thị trƣờng tài chính với nhiều định chế tài chính trung gian.
Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính, trong đó quan trọng nhất là vốn
điều lệ. Vốn điều lệ của NHTM đƣợc xem là chiếc “đệm” để đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, bảo đảm một sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Nếu vốn điều lệ quá thấp sẽ khiến các NHTM hoạt động luôn bị bất cập, bởi vì sẽ bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong mở các chi nhánh, phòng giao dịch, và do vậy, sẽ khó có
cơ hội ngày càng tiến gần hơn đến các khách hàng mục tiêu và trên tất cả thì điều này đồng nghĩa với một sự thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ bằng cách nào và đạt đến qui mô nào là tối ƣu? Đây luôn là vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các NHTM ở các nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi. Về nguyên tắc, các NHTM có thể tăng vốn thông qua các kênh: (1) Tăng vốn Ngân sách Nhà nƣớc cấp (đối với các NHTM nhà nƣớc); (2) Cổ phần hóa NHTM Nhà nƣớc; (3) Phát hành thêm cổ phiếu mới (đối với các NHTM cổ phần); (4) Sáp nhập, hợp nhất các NHTM [33]. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc tăng vốn phải đi kèm với tăng cƣờng năng lực quản trị thì mới lợi dụng đƣợc tính kinh tế nhờ qui mô. Nếu không đảm bảo đƣợc yêu cầu này thì việc tăng vốn sẽ rất có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả, suy yếu năng lực cạnh tranh của chính NHTM.
Thứ ba, ứng dụng khoa học công nghệ. Các NHTM đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, bởi vì chỉ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại thì các NHTM mới có điều kiện triển khai các loại hình dịch vụ mới, mở rộng đối tƣợng và phạm vi khách hàng. Công nghệ thông tin cho phép các NHTM nắm bắt cập nhật và đầy đủ các thông tin từ phía khách hàng, cho phép giảm thiểu rủi ro từ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Công nghệ hiện đại cũng cho phép các NHTM giảm chi phí, giảm thời gian trong giao dịch, tăng độ an toàn cho khách hàng – đây vốn là những yêu cầu bắt buộc trong kinh doanh của các NHTM.
Thứ tư, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trƣờng. Đầu tƣ
nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lƣợng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lƣợng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trƣờng. Tập trung vào các khu
vực thị trƣờng mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thƣơng mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình.
Thứ năm, hoàn thiện mô hình tổ chức – hoạt động nhằm tăng cƣờng
tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ ngân hàng. Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ càn bộ quản lý của các NHTM nhằm ngăn ngừa các hành vi CTKLM. Tăng cƣờng năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hƣớng hiện đại, hƣớng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ.
Thứ sáu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong hệ thống hoạt động ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn do tất cả các khâu, các công đoạn trong kinh doanh của NHTM đều gắn liền với sự vận động của vốn tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro thì một trong những yêu cầu bắt buộc là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ, nhân viên trong các NHTM, không chỉ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính – ngân hàng, mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp, bởi vì, có nhƣ vậy thì các NHTM mới tƣ vấn cho kinh doanh của mình các định hƣớng đầu tƣ vốn hiệu quả, đồng thời qua đó mới thẩm định chính xác các dự án đầu tƣ tín dụng.
Thứ bảy, minh bạch thông tin. Về lý thuyết, hiện tƣợng thông tin bất cân xứng chính là nguyên nhân dẫn tới rủi ro lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Trên thực tế, đối với các NHTM, các thông tin về khả năng thanh khoản, tình hình tài chính hiếm khi đƣợc công bố chính thức và dù công bố thì tính xác thực cũng còn nhiều điều đáng nghi vấn. Điều này đƣợc thể hiện rõ khi tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam do các tổ chức nƣớc
ngoài đƣa ra luôn cao gấp 2 – 3 lần so với số liệu do NHNN cung cấp. Mục đích của giải pháp này nhằm chống lại những hành vi CTKLM thông qua việc sử dụng các thông tin không đúng và gây dựng niềm tin dài hạn đối với công chúng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Giải pháp này nhằm hạn chế những rủi ro thông tin bất cân xứng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung.
Tiểu kết Chƣơng 3
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống các TCTD có số lƣợng tƣơng đối lớn, nhƣng trình độ phát triển không đồng đều, quy mô hoạt động nhỏ và chƣa thật sự hiệu quả. Bênh cạnh đó tình trạng CTKLM giữa các NHTM cũng đã và đang nảy sinh khá khốc liệt. Do đó, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý dứt điểm tình trạng các NHTM yếu kém, khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản, lành mạnh hóa và ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng, thiết lập trật tự kỷ cƣơng thị trƣờng tiền tệ, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các hành vi CTKLM giữa các NHTM đang là nhu cầu cấp thiết.
Việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói riêng cần phải đặt trong bối cảnh và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nói chung. Sớm hoàn thiện và ban hành Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và tăng cƣờng hiệu quả của cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng.
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế nƣớc ta, cạnh tranh đã và đang từng bƣớc đƣợc nhận thức, tiếp nhận nhƣ một quy luật vận động, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động vận hành, quản lý nền kinh tế nói riêng. Khi Việt Nam đang ngày đƣợc nhiều quốc gia công nhận nền kinh tế thị trƣờng thì vấn đề quan trọng về tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật là: thể chế kinh tế thị trƣờng hiện đai đòi hỏi phải tạo lập đƣợc môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng. Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trƣờng, là một trong những tiêu chí đo lƣờng của nền kinh tế. Một thị trƣờng cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của Nhà nƣớc, đồng thời buộc doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cƣờng năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụ việc CTKLM chính là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tới, giai đoạn thực hiện cuộc “phẫu thuật” tái cơ cấu nền kinh tế. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng việc bảo đảm cho cạnh tranh tồn tại và hoạt động là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công mô hình nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, hiện đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động, có tiềm năng và tình hình cạnh tranh cũng đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nhìn lại lịch sử phát triển của thị trƣờng dịch vụ ngân hàng cho thấy vai trò và giá trị của cạnh tranh đƣợc biểu hiện, hình thành rất rõ nét. Cạnh tranh đã đƣa đến cho thị trƣờng dịch vụ ngân hàng một không khí mới, màu sắc mới, khách hàng có cơ hội tiếp cận và thụ hƣởng lợi ích lớn hơn. Từ hình ảnh thị trƣờng độc quyền đến cạnh tranh đa dạng của nhiều TCTD và các tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng là kết quả, thành công của sức mạnh và vai trò điều tiết của cạnh tranh.
Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn thị trƣờng dịch vụ ngân hàng cho thấy, các tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng cần nhận thức sâu sắc về vai trò, giá trị và quy luật vận động của cạnh tranh. Để tiếp tục đủ sức cạnh tranh tồn tại và phát triển, các tổ chức trên cần phải nhận thức, nắm rõ quy luật thị trƣờng, quy luật cạnh tranh, quy định của pháp luật về chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế.
Với những nghiên cứu, phân tích của Luận văn, những vấn đề sau đây đã đƣợc tập trung giải quyết: Một là, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng của Luật Cạnh tranh, các văn bản hƣớng dẫn thi hành và Luật các TCTD cũng nhƣ ở các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chống hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay trong đó có thực trạng xử lý các hành vi này. Từ đó, kiến nghị những điểm cần đƣợc hoàn thiện, những vấn đề cần đƣợc bổ sung nhằm tạo khung pháp lý chặt chẽ, phù hợp điều chỉnh hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hoạt động ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam. Tất cả những điều này sẽ góp phần xây dựng một chính sách cạnh tranh, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, khoa học phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế và đạt đƣợc mục tiêu xây dựng một thị trƣờng tài chính ngân hàng lành mạnh, hiệu quả duy trì lợi ích đa chiều giữa nhà nƣớc, TCTD và khách hàng./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý
cạnh tranh, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.
4. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy
định về nhãn hàng hóa, Hà Nội.
5. Chính phủ (2011), Dự thảo lần 2 Nghị định về cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực ngân hàng (tháng 6/2011), Hà Nội.
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
cạnh tranh, Hà Nội.
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Cạnh tranh, Hà Nội.
10. Công ƣớc Paris (1979), Về bảo hộ sở hữu công nghiệp thông qua ngày 20/03/1883 và được tổng sửa đổi ngày 28/09/1979.
11. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thƣơng (2010), Báo cáo đánh giá cạnh
12. Nguyễn Kiều Giang (2007), “Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý”, Tạp chí Luật học, (12).
13. Viên Thế Giang (2011), “Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr.20-26. 14. Đỗ Thị Bích Hồng (2012), Một vài nhận định về xu hướng phát triển
ngân hàng trong năm 2012, Viện Chiến lƣợc Ngân hàng trên website:
sbv.gov.vn.
15. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh
Châu Âu, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
17. Phạm Văn Lợi & Nguyễn Văn Cƣơng (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi CTKLM”, Tạp chí Nghề luật, (2).
18. Nguyễn Xuân Lƣỡng (2012), Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Công văn số 9577/NHNN-CSTT ngày 09/12/2010 về việc lãi suất huy động VNĐ.
20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
21. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Công văn số 8839/NHNN- TTGSNH1 ngày 14/11/2011 về việc xử lý vi phạm vượt trần lãi suất tại Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank).
22. Nguyễn Nhƣ Phát, Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp
luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân.
24. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 25. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội. 26. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 28. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 29. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2012), Luật Quảng cáo, Hà Nội.
30. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
31. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2015), Bộ luật Hình sự sửa đổi (được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2015), Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Quyền tự do kinh doanh và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
33. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại – nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (3). 34. Nguyễn Trọng Tài (2012), “Nguyên nhân và những hệ quả của tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu.