Đặc điểm thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế. (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đặc điểm thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên Huế

Thiên - Huế

2.2.2.1. Ý thức pháp luật của Tăng Ni, Phật tử ở Thừa Thiên - Huế đối với thi hành án dân sự

Trong tương quan với pháp luật, ý thức pháp luật là hiện tượng pháp lý thuộc phạm trù chủ quan, đến lượt mình, bản thân các quy định pháp luật của Nhà nước cũng bao hàm cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Một trong những phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là: “Thái độ chủ quan của con người đối với pháp luật hiện hành và mong muốn về những quy định pháp luật mới…”. Con người mới sinh ra chưa có ý thức, ý thức được hình thành, phát triển trong quá trình giao tiếp, hoạt động xã hội cụ thể của mỗi người. Ý thức vừa là tiền đề của hoạt động vừa là kết quả của hoạt động. Ý thức pháp luật không chỉ là sự phản ánh mà còn là thái độ của con người đối với pháp luật và đối với những người xung quanh, là sự thống nhất giữa tri thức và trải nghiệm.

Ý thức pháp luật ở các cá nhân không thể hoàn toàn giống nhau. Ngay cả bản thân từng cá nhân, biểu hiện ý thức pháp luật của họ cũng không giống nhau vào những điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan khác nhau. Người thì có thái độ tích cực đối với các hiện tượng pháp luật xảy ra xung

quanh mình, tự giác thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Còn trường hợp ngược lại những người sống trong môi trường không lành mạnh, thái độ pháp luật cũng khó mà đúng đắn được. Ý thức pháp luật trong đời sống thường nhật có biểu hiện rất đa dạng, phong phú, vừa có sức ì to lớn lại vừa thường xuyên biến đổi dưới tác động của hàng loạt các yếu tố tâm lý, kinh tế, văn hóa, pháp luật, công nghệ và kỹ thuật. Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng gia tăng số lượng, tần suất tác động của các yếu tố tâm lý, kinh tế, văn hóa, công nghệ, kỹ thuật đến ý thức pháp luật, nhất là đối với tâm lý pháp luật của các cá nhân, các nhóm xã hội. Sự tác động của các yếu tố nêu trên lại có những đặc điểm riêng trong từng lĩnh vực quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực THADS liên quan đến Phật giáo, yếu tố tập quán truyền thống, nếp sống, thói quen, ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, và đạo đức …. có tác động rất mạnh mẽ đến ý thức pháp luật của Tăng Ni, Phật tử ở Thừa Thiên Huế. Mỗi Tăng Ni, Phật tử đều biết rõ về quyền và nghĩa vụ theo quyết định nội dung của bản án do Tòa án đã tuyên buộc phải thực hiện vì tự bản thân họ tham gia phiên tòa xét xử hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt mình quyết định mọi việc khi tham gia phiên tòa. Nhìn chung phần lớn các Tăng Ni, Phật tử đều có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo” phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức tôn giáo. Tuy nhiên, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của một số Tăng Ni, Phật tử có liên quan đến việc tổ chức THADS còn yếu, nhất là người phải THA chưa cao do họ có biểu hiện tham, sân, si dấy khởi. Từ đó họ bị các thế lực phản động lôi kéo gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành các phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực thi hành như mặc dù họ có điều kiện và khả năng để thực hiện phần nghĩa vụ phải THA của mình nhưng vẫn cố tình chây ỳ, tìm cách tránh né, lợi dụng cách chính sách tôn giáo để chống đối cản trở việc THA. Qua

thực tiễn tổ chức THADS cho thấy, trong quá trình THA, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự (Tăng Ni, Phật tử) và những người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp bị ảnh hưởng, nhất là đối với người phải THA. Lúc này các quyền về nhân thân (thi hành án buộc làm hoặc không được làm một công việc), quyền về tài sản và tài sản (thi hành nghĩa vụ về tài sản) của người phải THA bị tác động trực tiếp. Nếu họ không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì CHV sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc họ phải thực hiện theo đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án vì lợi ích của người được THA. Do đó, trong giai đoạn này người phải THA thường tìm mọi cách để trì hoãn, trốn tránh việc THA, làm cho việc THA trở nên khó khăn, phức tạp, nhất là những trường hợp người phải THA chưa thỏa mãn với kết quả giải quyết của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của các chức sắc trong Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với Tăng Ni, Phật tử ở Thừa Thiên - Huế trong thi hành án dân sự

Theo Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo. Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo [63]. Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật. Chức sắc tôn giáo là rường cột của mỗi giáo hội, người trực tiếp chăm lo đời sống tôn giáo của các tín đồ; là “lãnh tụ tâm linh” của một bộ phận quần chúng nhân dân có tôn giáo.

Trên thực tế, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành có vai trò quan trọng trong các hoạt động tôn giáo và có ảnh hưởng lớn tới quần chúng tín đồ. Phần lớn chức sắc, nhà tu hành được đào tạo bài bản, trình độ văn hóa cao, uyên thâm về giáo lý. Phật giáo thường duy trì sinh hoạt dưới hình thức các chùa

độc lập hoặc liên kết với nhau theo sơn môn, nếu có tổ chức đóng trên địa bàn do cấp trên quản lý, việc quản lý nhân sự và tổ chức chính là quản lý các chức sắc, tín đồ tham gia sinh hoạt trong ngôi chùa thuộc địa bàn địa phương. Đối với tu sĩ Phật giáo, ngôi chùa được coi là ngôi nhà của các tu sĩ Phật giáo, là nơi tu học, hành đạo, truyền đạo và sinh sống hàng ngày tại đó. Vì vậy, mọi hoạt động trong đời sống tu hành của người tu sĩ diễn ra phần lớn ngay tại địa phương nơi người tu sĩ đó sinh sống. Các giáo phẩm cao cấp, lãnh đạo trong đạo Phật thường vẫn ở những ngôi chùa làng, xã cùng với đệ tử, cùng với nhân dân, tín đồ.

Đa số chức sắc yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, thực hiện tốt đường hướng và tôn chỉ của tôn giáo. Chức sắc dù thuộc khuynh hướng nào đều có sự điều chỉnh theo hướng thích nghi, hợp tác với chính quyền để tăng cường truyền giáo, phát triển đạo. Thường có 3 thành phần chức sắc:

- Người tích cực thực hiện tốt cả việc đạo việc đời, cộng tác với chính quyền, đoàn thể địa phương, được tín đồ tín nhiệm.

- Người hoạt động thuần túy tôn giáo, chủ yếu lo việc đạo, ít tham gia việc đời, có uy tín với tín đồ trong hoạt động tôn giáo.

- Người có biểu hiện bất đồng với chính quyền, đoàn thể địa phương, tiếp tay cho các thế lực lợi dụng tôn giáo.

Đại đa số chức sắc Phật giáo, nhất là Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Đại diện Phật giáo các huyện, thị xã và thành phố luôn gắn bó mật thiết, tích cực thực hiện, hỗ trợ, thể hiện sự đồng hành với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thân các cấp trong thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh…của địa phương.

Ban Trị sự cấp tỉnh bổ nhiệm trụ trì. Trụ trì là người thay mặt giáo hội, quản lý, điều hành điều hành cơ sở tự viện theo đúng chánh pháp, hiến chương của Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Trụ trì là người chủ hộ chịu

trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động Phật sự tại các cơ sở tự, viện. Trong thực tế, trụ trì thường là cao tăng đứng đầu môn phái, tổ đình, có thể ở chùa tổ hay đã lập chùa khác nhưng vẫn là trụ trì chùa tổ trên danh nghĩa. Do vậy, công việc điều hành thường xuyên do giám tự phụ trách.

Quá trình tiến hành thủ tục bổ nhiệm trụ trì phải đăng k ý với UBND cấp tỉnh nếu bổ nhiệm ra khỏi quận huyện cư trú hoặc đăng k ý UBND cấp huyện nếu bổ nhiệm trong cùng quận huyện. Sau khi thống nhất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Thường trực Ban trị sự cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm trụ trì. Tiêu chuẩn trụ trì phải tốt nghiệp phổ thông trung học, trung cấp Phật học, thọ giới tỳ kheo 5 năm trở lên, có tăng phong phẩm hạnh và đơn phát nguyện trụ trì.

Đối với các cơ sở thờ tự, Niệm Phật đường không có tăng ni thì bầu Ban hộ tự gồm 5 thành viên: trưởng ban, phó ban, thư ký, thủ quỹ và kiểm soát. Ban Hộ tự có nhiệm vụ đại diện cho tín đồ Phật giáo quản lý, điều hành sinh hoạt tín ngưỡng tại các cơ sở thờ tự theo đúng đường lối chủ trương của Giáo hội và chịu trách nhiệm về các sinh hoạt tại cơ sở trước Ban Đại diện Phật giáo huyện, Ban trị sự Phật giáo tỉnh và trước pháp luật Nhà nước.

Trong lĩnh vực THADS, CHV tổ chức thi hành bản án đối với các khoản mà Tăng Ni, Phật tử phải thực hiện nghĩa vụ nhưng không tự nguyện thi hành án thì thông qua chức sắc, chức việc, nhà tu hành để vận động, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phần quyết định của Bản án do Tòa án đã tuyên có hiệu lực thi hành đến các Tăng Ni, Phật tử là người phải THA nghiêm chỉnh chấp hành và tranh thủ sự hổ trợ, đồng tình của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Đại diện Phật giáo các huyện, thị xã và thành phố, chức sắc, chức việc, nhà tu hành nhằm có biện pháp, hướng xử lý giải quyết dứt điểm vụ việc để bảo đảm quyền lợi cho người được THA vì tiếng nói của các chức sắc về nguyên tắc vào giờ cũng có trọng lượng đối với Tăng Ni, Phật tử.

2.2.2.3. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và các tổ chức trong Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”; cán bộ, công chức nhà nước phải là “công bộc” của dân. Trong tổ chức bộ máy nhà nước các CQTHADS là các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp do Chính phủ thống nhất quản lý. CHV là chức danh tư pháp của CQTHADS thực hiện nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục THADS nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan thi hành án nói chung, các CHV và cán bộ THA nói riêng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, mà không nên “đơn thương độc mã”. Mặt khác, để thực thi tốt chủ trương của Đảng và nhiệm vụ của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác cũng phải phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ CQTHADS trong việc thi hành án.

Thực tiễn thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo cho thấy sự phối hợp của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc THA rất là tốt đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là sự phối hợp của UBND các cấp, Ban tôn giáo, Ban dân vận, MTTQ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tổ chức giáo hội (Ban trị sự GHPGVN tỉnh, Ban Đại diện Phật giáo huyện) …, dưới sự tác động chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức này, CQTHADS tỉnh đã tập trung động viên thuyết phục Tăng Ni, Phật tử tự nguyện THA tùy từng trường hợp cụ thể mà có phương án xử lý hiệu quả nhờ đó giải quyết tốt những vụ việc liên quan đến Phật giáo có điều kiện thi hành nhưng người phải THA cố tình chầy ỳ, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ. Sự phối hợp của các ngành, các cấp với các tổ chức tôn giáo ngày càng có

chiều hướng tốt hơn. Công tác vận động tín đồ, đặc biệt đối với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành được quan tâm. Những hoạt động lợi dụng tôn giáo để gây rối, không chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân đã bị đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Tuy vậy, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế. (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)