7. Kết cấu của luận văn
3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TH
3.1.2. Về hoàn thiện các quy định cưỡng chế thi hành án dân sự
động THADS vì vậy pháp luật về THADS đã dành nhiều điều luật quy định về cưỡng chế THADS nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Do đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế có ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Hiệu quả của việc cưỡng chế THA là cơ sở, tiền đề cho sự thành công và hiệu quả của một vụ THA về tài sản khi đương sự không tự nguyện thi hành. Thế nhưng, quy định về cưỡng chế thi hành án tại LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này còn rất nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự như sau:
- Về chí phí cưỡng chế thi hành án:
Theo quy định từ Điều 114 đến Điều 117 của LTHADS thì việc cưỡng chế trả vật, giấy tờ, quyền sử dụng đất của CQTHADS chỉ được hoàn thành khi người được THA có mặt đúng thời gian, địa điểm tiến hành cưỡng chế để nhận vật, giấy tờ, quyền sử dụng đất. Chẳng hạn khi CQTHADS tiến hành cưỡng chế trả nhà, giao nhà theo quy định tại Điều 115 LTHADS, theo kế hoạch cưỡng chế, CQTHADS đã án định thời gian, địa điểm cưỡng chế và tiến hành các bước chuẩn bị như thuê nhân công để di chuyển các tài sản ra khỏi nhà nếu người phải THA không tự nguyện chuyển; thuê các phương tiện vận chuyển tài sản về kho của CQTHADS nếu người phải THA không nhận mà không có tổ chức, cá nhân nào có điều kiện nhận trông giữ; mua các công cụ, vật dụng cần thiết khác phục vụ cưỡng chế, chi bồi dưỡng cho những người tham gia Hội đồng cưỡng chế… Công tác chuẩn bị cưỡng chế đã làm phát sinh chi phí, CQTHADS phải ứng ra trước cho các khoản chi phí đó có thể lên đến hàng chục triệu đồng với các vụ việc lớn, phức tạp. Nhưng khi lực lượng cưỡng chế đến đại điểm cưỡng chế vào thời gian đã ấn định để chuẩn bị cưỡng chế thì phát hiện người được THA không có mặt theo thông báo hợp
lệ. Trong trường hợp này việc cưỡng chế phải dừng lại nghĩa là việc cưỡng chế không thành (theo quy định thì việc cưỡng chế hoàn thành khi người được thi hành án nhận vật và ký vào biên bản).
Về hậu quả của việc cưỡng chế không thành, ngoài việc mất thời gian, nhân lực, vật lực của các cơ quan tham gia cưỡng chế thì một thiệt hại thực tế khác là chi phí mà CQTHADS đã ứng ra trước trong quá trình cưỡng chế. Các khoản chi thực tế này trên thực tế CQTHADS không biết quyết toán như thế nào. Vì theo quy định thì chi phí cưỡng chế do người phải THA chịu nhưng đó là trường hợp nếu cưỡng chế thành, trong trường hợp này là cưỡng chế chưa thành nên không thể bắt người phải THA chịu các chi phí này được. Qua đó, chúng tôi thấy việc cưỡng chế không thành, nguyên nhân là do người được THA nhưng hậu quả thì CQTHADS phải gánh chịu trong khi Điều 73 LTHADS và Điều 31 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án chưa dự liệu được tình huống này nên đã gây khó khăn và lúng túng cho CQTHADS khi quyết toán khoản này. Chính vì vậy, cần bổ sung thêm các quy định về nghĩa vụ của người được THA phải chịu mọi chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình chuẩn bị cưỡng chế thi hành án trong trường hợp CQTHADS tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế trả vật, giấy tờ, quyền sử dụng đất mà họ không có mặt theo thông báo hợp lệ.
- Về hành vi chiếm lại nhà, đất sau khi cưỡng chế thi hành án:
Tình hình chung những năm gần đây, số vụ việc chiếm lại tài sản mà chủ yếu là loại tài sản nhà, đất sau khi cưỡng chế giao xong cho bên được thi hành án, nhưng bị chiếm lại có xu thế gia tăng. Nhiều địa phương chưa có biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi chiếm lại tài sản sau khi cưỡng chế, sự tồn tại này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thi hành án
dân sự trên phạm vi cả nước nói chung, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Chẳng hạn như tại Bản án Hôn nhân gia đình phúc thẩm số 03/2008/ HNGĐ-PT ngày 09/6/2008 của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hiệu lực pháp luật. Do không tự thoả thuận được giữa hai bên đương sự nên ngày 29/9/2008 ông Nguyễn Đức Cư, thường trú 69 An Dương Vương, An Đông, Huế. Tạm trú tại: 217 Trần Phú, Huế đã có đơn yêu cầu bà Lê Thị Hường, trú tại 69 An Dương Vương, An Đông, Huế giao trả nhà và đất theo như bản án đã tuyên đồng thời ông Cư đã tự nguyên nộp tiền bù chênh lệch tài sản là 28.098.600 đồng cho bà Hường tại CQTHADS thành phố Huế. Ngày 01.10.2008 Trưởng Thi hành án dân sự thành phố Huế đã ra Quyết định thi hành án số 26/QĐ.THAĐYC với nội dung mà ông Cư đã yêu cầu và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
Quá trình tổ chức THA, do bà Hường không tự nguyện THA mà cố tình chống đối nên vào ngày 17/12/2008, CQTHADS thành phố Huế đã tổ chức cưỡng chế giao nhà và quyền sử dụng đất tại 69 An Dương Vương, An Đông, Huế cho ông Cư. Ngày 17/4/2009 UBND thành phố Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 023748 cho ông Cư. Ngày 08/5/2009 ông Đặng Uyển và bà Phan Thị Như Lý đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có gắn nhà ở nói trên theo hợp đồng số 578 và đã bàn giao nhà cho nhau. Ông Uyển đã khoá nhà lại và làm các thủ tục đăng ký chuyển chủ sở hữu và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Huế đã chứng nhận vào ngày 11/01/2010. Ngày 20/01/2010 ông Uyển đến sửa chữa nhà để ở thì phát hiện khoá bị cắt, trong nhà có bà Hường và các con đang ở cùng đồ dùng của gia đình. Bà Hường không cho ông Uyển vào sử dụng nhà này.
Ông Uyển đã đến CQTHADS thành phố Huế nhờ can thiệp giải quyết việc chiếm nhà, đất trái phép của bà Hường và đã được CQTHADS thành phố Huế hướng dẫn ông Uyển đến UBND phường An Đông và các cơ quan có
thẩm quyền yêu cầu can thiệp. UBND phường An Đông đã vận động, thuyết phục bà Hường trả lại nhà nhưng bà Hường vẫn cố tình không chịu trả. Đến 23/8/2010 cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế có thông báo số 830/CQĐT về hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu bà Hường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này phải rời khỏi nhà trên để trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp. Hết thời hạn bà Hường vẫn không chịu chấp hành nên ngày 24/02/2011 Công an thành phố Huế đã phối hợp với chính quyền địa phương và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý nhà ở theo điểm a, khoản 4, Điều 52 của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triễn nhà ở và công sở. Căn cứ các quy định của pháp luật và biên bản này, Chủ tịch UBND thành phố Huế đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý nhà ở số 4365/QĐ-XPHC ngày 13/7/2011 với mức phạt tiền là 25.000.000đ và buộc bà Hường phải trả lại nhà cho chủ sở hữu hợp pháp là vợ chồng ông Uyển. Sự việc xảy ra từ 01/2010 đến nay đã gần 3 năm, nhưng bà Hường vẫn ngoan cố không chịu chấp hành và sự việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm được, kéo dài thời gian làm mất lòng tin của người dân và quyền lợi hợp pháp của họ chưa được đảm bảo.
Theo khoản 4, Điều 8 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP có quy định: “Tài sản đã được giao trên thực tế cho người được nhận tài sản và người đó đã ký nhận vào biên bản giao, nhận tài sản nhưng sau đó bị đương sự chiếm lại thì cơ quan thi hành án dân sự không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản. Người đã nhận tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết”.
THA đã lợi dụng điều này để chiếm dụng nhà, đất đã thi hành án. Có thể nói, sau khi bàn giao nhà, đất thì CQTHADS đã “xong việc”, khi có tranh chấp hay chiếm dụng về nhà đất THA, thì người đã nhận tài sản có quyền yêu cầu UBND hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy, cơ quan có thẩm quyền ở đây là cơ quan nào? Trình tự, thủ tục giải quyết ra sao? Đặc biệt là đối với những trường hợp người phải thi hành án là các Tăng Ni, Phật tử có hành vi chiếm lại tài sản sau cưỡng chế thì được xử lý ra sao trong các văn bản pháp luật về THADS chưa có quy định cụ thể. Hiện nay, không có văn bản hướng dẫn cụ thể về giải quyết hành vi chiếm lại tài sản sau cưỡng chế. Nên khi xảy ra sự việc, mỗi nơi xử lý một cách khác nhau, có nơi chính quyền địa phương lập biên bản đối với hành vi vi phạm của đương sự, sau đó cho các cơ quan ban ngành đến làm việc nhằm động viên, thuyết phục đương sự trả lại tài sản chiếm dụng, có nơi lại ra quyết định xử phạt hành chính…. Tuy nhiên, theo chúng tôi biết, vẫn chưa có nơi nào xử lý hình sự đối với hành vi của đương sự do Bộ luật hình sự không quy định về tội chiếm tài sản của người khác sau khi CQTHADS cưỡng chế giao tài sản nên các cơ quan bảo vệ pháp luật còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi trên.
Thực tế khi xảy ra hành vi chiếm lại tài sản sau cưỡng chế, mặc dù khoản 4, Điều 8 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP quy định CQTHADS không có trách nhiệm giao lại tài sản cho người được nhận tài sản nhưng CQTHADS vẫn quan tâm theo dõi, định hướng, hướng dẫn đương sự đến UBND hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu can thiệp hành vi chiếm lại tài sản của người phải THA và báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng chính quyền địa phương họp bàn phương án xử lý vụ việc, không bỏ mặc đương sự tự xử lý. Vì dù sao thì vụ việc cũng có phần liên quan đến CQTHADS về việc tổ chức thi hành án, mặt khác xử lý vụ việc dứt điểm là mong muốn của CQTHADS nhằm bảo vệ uy tín của CQTHADS đối
với nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là không có hành lang pháp lý để giải quyết, chứ không phải cơ quan nhà nước không nhiệt tình, thực tế đã chứng minh vụ của bà Lê Thị Hường như đã phân tích trên được giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm.
Qua vụ việc trên có thể thấy rằng, cần có những quy định của pháp luật về xử lý hành vi chiếm lại tài sản sau khi cưỡng chế giao. Việc giải quyết phải dứt điểm, nghiêm minh không để dây dưa kéo dài làm mất lòng tin của người nhận tài sản, của nhân dân đối với CQTHADS, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hành vi chiếm lại nhà, đất sau khi cưỡng chế giao của bà Lê Thị Hường là hành vi coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật hình sự, cần xử lý nghiêm minh mới có sức thuyết phục, răn đe và phòng ngừa chung.