Vấn đề hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60380 (Trang 80 - 84)

giải quyết những vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong xét xử vụ án hành chính, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Thứ tư: Việc hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính phải phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, những động lực về chính trị, kinh tế - xã hội.

3.2. Giải pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa

3.2.1. Vấn đề hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án chính của Tòa án

Thứ nhất: Về mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ

Tiếp tục mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, tức là không nên có bất kỳ quyết định hành chính, hành vi hành chính nào của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước lại không bị kiểm soát, không bị xem xét bởi Tòa án bởi lẽ chúng ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ Việt Nam mà trong một nhà nước pháp quyền đòi hỏi pháp luật phải là thượng tôn, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm cả các cơ quan hành chính nhà nước

và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đều làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, các cơ quan Tòa án ngoài việc cần được đảm bảo độc lập với các cơ quan hành chính thì còn phải có thẩm quyền quyết định tính đúng sai của tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính và mục tiêu của Luật tố tụng hành chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức tại các cơ quan Tòa án. Vì vậy, về lâu dài, thiết nghĩ không nên có bất kỳ quyết định hành chính, hành vi hành chính nào của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước lại không bị kiểm soát..

Việc nên hay không nên mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu thảo luận, tranh luận.

Việc quy định Tòa án không có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện các Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật là phù hợp. Tuy nhiên, theo tác giả việc quy định Tòa án không có thẩm quyền giải quyết đối với khiếu kiện các Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức; khiếu kiện quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống (điểm c, khoản 1, Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) là không phù hợp, bởi các lẽ sau đây:

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mặc dù mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức nhưng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần thiết quy định có thể bị khởi kiện tại Tòa án. Luật quy định thẩm quyền của Tòa án loại trừ những Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là nhằm bảo đảm cho việc không khởi kiện tràn lan; hoạt động tư pháp không can thiệp sâu

vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức cũng cần được chia làm hai loại. Đối với những Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính chất nội bộ, thuần túy chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì không thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án, nhưng đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính mặc dù mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức nhưng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì vẫn có thể bị khởi kiện tại Tòa án (như: Quyết định cho thi tuyển công chức, quyết định lên lương...). Việc phân biệt hai loại Quyết định hành chính, hành vi hành chính có tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là rất khó khăn nhưng cần thiết phải phân biệt để tiếp tục mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án.

Các quyết định kỷ luật dưới mức buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống mà công chức đó cho rằng quyết định này là không đúng thì cần thiết phải quy định quyền khiếu kiện tại Tòa án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Như vậy, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống. Quy định này là chưa thật sự phù hợp. Các quyết định kỷ luật này cũng ảnh hưởng đến quyền, lợi

ích hợp pháp của họ thì cần phải cho công chức đó quyền khiếu kiện tại Tòa án, các quyết định hành chính, hành vi hành chính này mang tính chất nội bộ nhưng cũng là quyết định hành chính, hành vi hành chính, trong trường hợp quyết định hành chính đó, hành vi hành chính đó trái pháp luật và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì không có lý gì mà người dân lại không thể khởi kiện người hoặc cơ quan thực hiện hành vi đó ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa thực tế thời gian qua cho thấy, chính những hành vi tắc trách, thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của một số cơ quan, tổ chức đã dẫn đến thiệt hại của nhân dân nhưng rất khó quy trách nhiệm để xem xét, bồi thường thiệt hại. Việc mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính của Tòa án sẽ góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công chức mặt khác còn có ý nghĩa răn đe, đề cao thêm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.

Thứ hai: Bổ sung quy định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại nhưng không được giải quyết khiếu nại.

Hiện nay Luật tố tụng hành chính quy định đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án tại khoản 3 Điều 30 là “khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”. Vậy trường hợp người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết khiếu nại thì Luật tố tụng hành chính cũng nên mở rộng thẩm quyền giải quyết “quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” khi người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại để đảm bảo quyền và lợi ích ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.

Thứ ba: Thực tiễn cho thấy, mặc dù Luật Tố tụng hành chính 2015 đã mở rộng thẩm quyền của Tòa án, các quyết định hành chính, hành vi hành chính được khởi kiện tại Tòa nhiều hơn so với Pháp lệnh trước đây, nhưng vẫn còn nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính không được Tòa án thụ lý giải quyết, điều đó dẫn đến việc không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây dư luận không tốt đối với Tòa án, làm gia tăng bức xúc trong xã hội. Đối với thẩm quyền theo loại việc, khoản 3 Điều 102 của Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Do vậy, cần mở rộng thẩm quyền theo hướng Tòa án không được từ chối thụ lý vụ án hành chính với lý do không có luật quy định. Tòa án phải thụ lý đối với tất cả các yêu cầu khởi kiện của đương sự.

3.2.2. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động xét xử án hành chính ở tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60380 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)