V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
1.4.2. Thuế thu nhập theo pháp luật Trung Quốc
Hơn ba thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế. Từ năm 1987 đến 2007, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng gần 40 lần. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất và đồng thời là một nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc làm kinh ngạc cả thế giới. Để có sự phát triển đó, chính sách thuế đóng một vai trò then chốt trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc. Về kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Và vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc là những bài học lớn cho Việt Nam.
Cải cách hệ thống thuế từ năm 1994. Trung Quốc đã thiết lập bước đầu một hệ thống thuế hợp lý nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Năm 2007 Trung Quốc đã thu thuế hơn 4.940 tỷ nhân dân tệ (670 tỷ đôla Mỹ) vượt 31,4% so với năm 2006. Theo gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ đôla Mỹ được chính phủ Trung Quốc đưa ra vào tháng 11/2008, Chính phủ có kế hoạch cải tổ hệ thống thuế giá trị gia tăng và có thể cắt giảm thuế doanh nghiệp 120 tỷ nhân dân tệ.
Trung Quốc cũng là một trong những nước thành công nhất về việc giảm tỷ lệ đói nghèo và có những cải thiện đáng kể các chỉ số xã hội. Mặc dù vậy, bất công bằng trong phân phối thu nhập ngày càng có xu hướng gia tăng. Vào những năm đầu 1990, tốp 10% dân số giàu có nhất chiếm giữ khoảng 45% tổng số tiền tiết kiệm quốc gia thì đến năm 2005, tốp 5% những người giàu sở hữu khoảng 50% tổng số tiền tiết kiệm. Trung Quốc sử dụng chính sách thuế như một đòn bẩy quan trọng trong việc điều tiết và định hướng, khuyến khích phát triển, giải quyết các vấn đề xã hội. Nguồn thu từ thuế thu nhập cũng đồng thời là một trong những nguồn thu chủ yếu và quan trọng của ngân sách nhà nước Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây.
Mang đặc điểm của một nước có nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế kinh tế thị trường ở trung Quốc vẫn còn đang được định dạng. Thu nhập bình quân đầu người không cao. Đặc biệt ở Trung Quốc (cũng như các nước có nền kinh tế chuyển đổi khác như Bungaria, Hungary, Romania...), quan niệm về thu nhập, quản lý và sử dụng thu nhập vẫn còn khác biệt so với các nhóm nước khác. Nhiều tiêu chí kinh tế chưa đồng bộ trong tính toán thu nhập. Các giá trị thị trường và các giá trị tư nhân còn đang khá xa lạ với nhiều lĩnh vực. Quan điểm kế hoạch hóa các quan hệ phân phối cũng như tập thể hóa mọi quan hệ dân sự vẫn còn chiếm lĩnh trong tư duy kinh tế. Điều này làm cho thuế thu nhập của Trung Quốc mang dáng dấp riêng. Thuế suất thuế thu nhập ở Trung Quốc còn nặng về chủ quan của Nhà nước, theo quan điểm truyền thống để kế hoạch hóa ngân sách, chứ chưa thật sự theo căn cứ thị trường, vì vậy có nhiều mức khác nhau.
Theo hệ thống hiện hành, thuế thu nhập của Trung Quốc bao gồm thuế TNDN (kể từ trước năm 2008, thuế này áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước), thuế TNDN đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài và thuế TNCN. Các loại thuế này đánh vào lợi nhuận kinh doanh và thu nhập của cá nhân. Luật thuế TNDN ban hành ngày 16/3/2007 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2008) đã thay thế hai loại thuế doanh nghiệp nêu trên.
Điều 2 Luật thuế TNDN 2007 xác định chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế theo tiêu chí “thường trú”. Doanh nghiệp thường trú là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Trung Quốc, và doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước ngoài nhưng cơ quan quản lý điều hành của doanh nghiệp ở tại Trung Quốc. Điều 3 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN cụ thể hóa hơn doanh nghiệp thành lập ở Trung Quốc là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật hay văn bản hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội. Và doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài là doanh nghiệp thành lập theo Luật nước ngoài và tổ chức khác có thu nhập.
Doanh nghiệp không thường trú là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước ngoài, cơ quan quản lý điều hành không có ở Trung Quốc nhưng có thiết lập văn phòng, địa điểm ở Trung Quốc, hoặc doanh nghiệp có thu nhập từ Trung Quốc mà không có văn phòng, địa điểm ở Trung Quốc. Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế.
Theo Điều 5 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tổ chức và địa điểm có nghĩa vụ nộp thuế bao gồm: (i) tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, tổ chức điều hành; (ii) công trường, nông trường, địa điểm khai thác tài nguyên; địa điểm cung cấp dịch vụ; địa điểm xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, sửa chữa, điều tra thực địa, nơi tác nghiệp công trình; tổ chức và địa điểm thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
Thu nhập chịu thuế được xác định bằng cách lấy doanh thu chịu thuế trừ đi các khoản chi phí hợp lý, trừ các khoản lỗ từ năm trước chuyển sang, thời gian chuyển lỗ cho phép là 5 năm (về điểm này cũng giống như quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện hành). Một số khoản thu nhập không phải chịu thuế như thu nhập từ cổ tức, thu nhập từ lãi cho vay đối với ngân hàng Trung ương. Từ năm 2008, thêm một số khoản thu nhập khác không phải chịu thuế như: thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ, cổ tức nhận được từ doanh nghiệp là đối tượng cư trú tại Trung Quốc, cổ tức nhận được từ một số doanh nghiệp nhất định là đối tượng không cư trú, thu nhập cổ tức từ các tổ chức phi lợi nhuận. Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 là 25% (mức thuế suất trước đây là 33% trong đó nộp ngân sách cho trung ương 30%, ngân sách địa phương 3%).
Theo quy định của Luật thuế TNDN Trung Quốc, DNTN và CTHD không bị áp dụng Luật thuế TNDN. Trung Quốc quan niệm áp dụng luật thuế TNCN là do đặc thù các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, và việc áp dụng luật thuế TNCN phù hợp hơn trong việc xác định thu nhập của cá nhân là chủ doanh nghiệp hoặc thành viên hợp danh [19].
Trung Quốc áp dụng mô hình đánh thuế TNCN mang tính hỗn hợp nhưng có sự vận dụng phù hợp. Trong hệ thống thuế, ngoài các loại thu nhập được đánh theo cơ chế chung còn một số loại thu nhập, do bản chất được đánh thuế theo cơ chế riêng. Thuế TNCN ở Trung Quốc hiện hành được áp dụng theo tiêu thức cư trú không phân biệt cá nhân trong nước hay nước ngoài. Tiêu thức để xác định một cá nhân có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNCN hay không tùy thuộc vào 3 tiêu chí: (i) tình trạng cư trú (định cư hay không định cư); (ii) thời gian sống và làm việc ở Trung Quốc và (iii) nguồn phát sinh thu nhập. Biểu thuế thu nhập cá nhân gồm 11 bậc với mức thuế suất luỹ tiến từng phần từ 5% đến 45%. Thu nhập chịu thuế là thu nhập bình quân tháng sau khi đã trừ chi phí cá nhân. Mức khấu trừ chi phí cá nhân được quy định là 1600 RMB (khoảng 4 triệu đồng tiền Việt nam). Mức chi phí cá nhân này có thể cao hơn ở một số thành phố lớn tùy theo mức độ đắt đỏ và mức sống. Đối với cá nhân là người nước ngoài, mức khấu trừ chi phí cá nhân là 4800RMB (gấp 3 lần so với mức khấu trừ cá nhân của người Trung Quốc).