V ừa là nhà đầu tư + người quản lý
1. 3 Những vấn đề pháp lý đặt ra về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân
2.1 Thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn 1990-
giai đoạn 1990-2008
giai đoạn 1990-2008
2.1.1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế TNDN được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Về kỹ thuật hành thu, thuế TNDN không khác thuế lợi tức là mấy, nhưng về quan điểm kinh tế, thuế TNDN có một cái nhìn cởi mở hơn về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài. Nếu như thuế lợi tức đánh theo các mức khác nhau trên lợi nhuận phân ngành nền kinh tế quốc dân theo cơ chế kế hoạch hóa (Theo cơ chế này, các doanh nghiệp được giới hạn phạm vi sản xuất, kinh doanh trong một miền nhất định, hoặc chịu thuế suất 30% nếu chỉ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng; hoặc chịu thuế suất 50% nếu hoạt động thương mại, dịch vụ; giữa các phân ngành có một rào cản nhất định do vậy các doanh nghiệp không dễ gì tự do chuyển đổi) thì thuế TNDN đánh trên thu nhập không tính đến ngành nghề kinh doanh. Với một mức thuế suất chung là 32 % đánh trên thu nhập chịu thuế của mọi hoạt động kinh doanh làm cho sự lựa chọn ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nữa. Có thể nhận thấy, việc ban hành Luật thuế TNDN cho thấy sự chuyển đổi trong cách nhìn của Nhà nước ta, đó là việc từ bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang chấp nhận một cơ chế kinh tế thị trường; bước đầu nhìn nhận và thiết lập một hệ thống chính sách thuế theo quan điểm thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục