.13 Quy trình chế biến hạt điều bằng công nghệ chao dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn trong ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 37)

CTR (vỏ lụa) CTR (vỏ)

Nhiệt Nhiệt dư, khí thải

CTR (vỏ lụa) Tách nhân

Sấy

Bóc vỏ lụa

Phân loại

Hạt điều thô đã phơi khô

Ngâm ẩm

Nước Nước thải

CTR (tạp chất, cát, sỏi,…)

Nước, nhiệt Nhiệt dư, khí thải, nướcthải Phân loại cỡ hạt Chao dầu Xông trùng Đóng gói Nhập kho CTR

30

1.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ số phát thải trên thế giới

Việc nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất thải đã được các nước trên thế giới quan tâm, thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước. Một trong những công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn rất cao và được thực hiện rất công phu để đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm do chất thải đó là tài liệu: “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution (part I, II, III)” do WHO thiết lập và phát hành vào năm 1993, trong đó đã thực hiện xác định được các hệ số phát thải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ khác nhau trên thế giới.

Cách tiếp cận để xây dựng hệ số phát thải của WHO là tiến hành khảo sát, thu thập và phân loại số liệu theo từng ngành sản xuất trên cơ sở điều tra, thu thập hệ số phát thải tại mỗi công đoạn có phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ sản xuất, kể cả quy trình xử lý chất thải cuối đường ống. Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến để xác định hệ số phát thải cho một số ngành công nghiệp.

Đây là cách tiếp cận xây dựng đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm do chất thải theo cách phân loại từng ngành sản xuất, từng loại công nghệ sản xuất đặc trưng từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm và việc xử lý chất thải cuối đường ống; hầu như không có quy định cụ thể ràng buộc về quy mô, công suất và trình độ công nghệ sản xuất của từng đối tượng áp dụng (dự án đầu tư, nhà máy, cơ sở sản xuất, loại hình kỹ thuật – công nghệ…).

* Một số ưu điểm của tài liệu kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO:

- Các thông số, số liệu kỹ thuật được điều tra, khảo sát công phu, kỹ lưỡng và có sự điều chỉnh, cân đối, kiểm chứng cho phù hợp với nhiều trình độ phát triển công nghệ sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới. Vì vậy, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều ngành sản xuất khác nhau mà vẫn cho phép đảm bảo khả năng đánh giá nhanh với độ tin cậy có thể chấp nhận được.

31

- Chỉ rõ từng công đoạn phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ sản xuất qua đó điều tra, ước tính chi tiết (bằng số liệu cụ thể), mà từ các công đoạn công nghệ này hợp thành có thể dễ dàng tích hợp thành hệ số phát thải chung cho cả quy trình sản xuất (bao gồm cả quá trình xử lý cuối đường ống). Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn về đơn vị tính toán không đồng nhất. Song sự mở rộng về đơn vị tính toán phát thải lại là ưu điểm vì cho cho phép tính toán theo nhiều loại đơn vị sẵn có các số liệu thống kê.

- Do không quy định cụ thể về quy mô, công suất, trình độ công nghệ sản xuất của từng đối tượng áp dụng nên có thể áp dụng cho các quy mô từ cơ sở sản xuất quy mô lớn đến quy mô vừa và nhỏ theo quy tắc chung là: “mức phát thải sẽ tăng tương ứng với chiều tăng của quy mô sản xuất và giảm tương ứng với chiều tăng của trình độ công nghệ sản xuất”.

- Việc xác định cả hệ số phát thải cho quá trình xử lý chất thải cuối đường ống đã đánh giá rõ về hiện trạng công nghệ từ đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm và hiệu quả xử lý chất thải; hỗ trợ tích cực cho việc đánh giá, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp với từng loại dự án đầu tư cụ thể. Đây là ưu điểm rất nổi bật của tài liệu kỹ thuật được WHO thiết lập trong việc ứng dụng vào đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư mới và lựa chọn phương án bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

Chính vì vậy, các hệ số phát thải của WHO được áp dụng khá rộng rãi và hiệu quả cho các nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đánh giá môi trường chiến lược và xây dựng các phương án bảo vệ môi trường như xây dựng chiến lược/quy hoạch/ kế hoạch bảo vệ môi trường).

* Một số nhược điểm của tài liệu kỹ thuật đánh giá nhanh của WHO:

- Hiện nay, ở nước ngoài nhất là ở các nước công nghiệp phát triển thì tài liệu này không còn phù hợp với tình hình phát thải thực tế, nó chỉ phù hợp với các đối tượng công nghệ có trước năm 1993. Các công nghệ sản xuất này xem ra đã khá lạc hậu so với các công nghệ sản xuất hiện nay vốn đặc trưng bằng mức độ và hệ số phát thải chất thải thấp hơn nhiều lần. Xét về góc độ môi trường thì điều này xem ra có lợi vì

32

tạo ra được “phép dư an toàn” về việc áp dụng các giải pháp kiểm soát, xử lý do phát thải ô nhiễm; tuy nhiên chưa phù hợp về mặt lợi ích kinh tế do có thể gây ra các chi phí đầu tư không cần thiết trong quá trình xử lý chất thải do đánh giá định lượng phát thải ô nhiễm vượt xa mức độ phát thải thực tế. Bên cạnh đó, các hệ số phát thải đánh giá nhanh ô nhiễm do WHO thiết lập có thể phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam và một số nước đang phát triển có trình độ công nghệ sản xuất tương tự.

- Các hệ số phát thải đánh giá nhanh ô nhiễm do WHO thiết lập cơ bản phù hợp với các ngành sản xuất cụ thể, cho từng quy mô sản xuất riêng lẻ hoặc các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đang hoạt động riêng lẻ, độc lập; các hệ số này ít phù hợp với mục tiêu dự báo phát thải trong hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất là tổ hợp của nhiều ngành nghề sản xuất hợp thành do có nhiều khó khăn trong việc tính toán ra hệ số phát thải bình quân cho hệ thống công nghiệp. Do đó, các hệ số ô nhiễm của WHO chưa áp dụng phổ biến cho việc tính toán dự báo mức độ phát thải ở quy mô tổ hợp nhiều loại ngành nghề sản xuất, tức là chưa sử dụng để áp dụng tính toán dự báo ô nhiễm trên diện rộng. Đây là một trong những giới hạn cơ bản của hệ số phát thải WHO trong xây dựng hệ số ô nhiễm.

- Trong tài liệu kỹ thuật của WHO còn ít đề cập đến các yếu tố và mối quan hệ tương tác ảnh hưởng quan trọng khác đối với hệ số phát thải như: trình độ công nghệ sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật, quy mô sản xuất, trình độ quản lý và quản lý nội vi, trình độ chất lượng và ý thức bảo vệ môi trường của công nhân… mà chỉ tập trung giải quyết mối tương quan giữa hệ số phát thải với sản lượng sản phẩm hoặc khối lượng nguyên liệu đầu vào. Do vậy, khi áp dụng hệ số phát thải của WHO vào các nước đang phát triển với trình độ công nghệ quản lý còn thấp, quản lý nội vi chưa tốt thì sai số tính toán có thể xảy ra đáng kể và cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp hơn.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu hệ số phát thải trong nước

Tại Việt Nam, việc xây dựng các hệ số phát thải để ước tính tải lượng ô nhiễm đã được quan tâm trong thời gian gần đây, đặc biệt là các nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm xây dựng và ban hành hệ số phát thải ô nhiễm nước

33

thải nhằm phục vụ cho công tác thu phí nước thải mà không cần phải lấy mẫu, phân tích.

Tại các nước trên thế giới, việc điều tra, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu cho các nguồn khí thải từ công nghiệp nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về khí thải công nghiệp là hoạt động quan trọng và thường xuyên trong quản lý chất lượng không khí nói chung và kiểm soát ô nhiễm không khí nói riêng. Song, thực tế ở nước ta hiện nay vấn đề tính toán tải lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí hầu như chưa được chú trọng đúng mức. Việt Nam vẫn chưa thống kê được tải lượng phát thải từ các hoạt động công nghiệp trong phạm vi cả nước và tại từng địa phương để làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường. Rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra, trong đó có một nguyên nhân quan trọng hàng đầu là thiếu bộ hệ số phát thải khí thải từ nguồn công nghiệp. Trong các hoạt động và dự án kiểm kê, điều tra, đánh giá nguồn thải trước đây, Việt Nam thường phải sử dụng các hệ số phát thải của Hoa Kỳ, WHO, EU….được xây dựng cho các ngành công nghiệp với trình độ sản xuất đi trước hàng nhiều năm, trang thiết bị kỹ thuật, quy mô sản xuất, trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân công, ý thức bảo vệ môi trường khác xa với Việt Nam nên việc xác định tải lượng thường chưa chính xác với điều kiện thực tiễn về sản xuất và ô nhiễm không khí tại nước ta. Vì thế những đánh giá này chưa có nhiều giá trị giúp ích cho công tác quản lý và xây dựng chính sách về quản lý chất lượng không khí và kiểm soát ô nhiễm không khí.

Đứng trước thực trạng đó, Lãnh đạo Tổng cục Môi trường đã giao cho Cục Kiểm soát ô nhiễm trong năm 2012-2013 phải xây dựng được bộ hệ số phát thải cho ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện và lò hơi công nghiệp của Việt Nam. Ngày 18/12/2012, Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo khoa học nhằm đóng góp ý kiến xây dựng Phương pháp luận xây dựng bộ Hệ số phát thải cho một số ngành công nghiệp chính ở Việt Nam tập trung ở các ngành xi măng, nhiệt điện và ngành sản xuất sử dụng lò hơi công nghiệp.

Dự án VIE 1702 do tổ chức Norwegian Agency for Development Cooporation (NORAD) tài trợ đã thực hiện đề tài: “Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu” tháng 03 năm 2002.

34

Dự án đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá lượng chất thải phát sinh, tính toán đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nhằm nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải công nghiệp trên quy mô vùng. Kết quả của dự án là đã dự báo được tải lượng chất thải công nghiệp phát sinh cũng như đưa ra quy hoạch tổng thể quản lý chất thải công nghiệp trên quy mô vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về hệ số phát thải cũng đã được thực hiện như:

(1) Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”- Luận văn tiến sỹ năm 2009 của Nguyễn Xuân Trường thực hiện tại Viện Môi trường và Tài nguyên, trong chuyên đề “Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, tác giả đã thu thập số liệu sẵn có ở các địa phương và điều tra bổ sung từ các nhà máy của 10 ngành công nghiệp điển hình trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến hành xử lý số liệu và xây dựng hệ số phát thải trung bình từ hệ số phát thải của từng nhà máy trên phần mềm Excel và đánh giá loại trừ các sai số thống kê theo trung bình toàn phương. Theo đó, tác giả đã xây dựng 03 loại hệ số đó là: (1) khối lượng chất thải (kg)/đơn vị sản phẩm, (2) khối lượng chất thải (kg)/số lượng nhân công, (3) khối lượng chất thải (kg)/đơn vị diện tích đất.

(2) Luận văn cao học: “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Xuân Trường đã thực hiện năm 2000. Đề tài này do Sở Khoa học công nghệ và Môi trường (cũ) chủ trì thực hiện. Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại các cơ sở trong khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề cập tới việc xác định tải lượng chất thải rắn phát sinh trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát các cơ sở công nghiệp. Tác giả đã thống kê số lượng và tính hệ số phát thải bằng phương pháp tính giá trị trung bình theo đơn vị sản phẩm và theo cơ sở phân theo từng loại cơ sở sản xuất lớn nhỏ. Để có được số liệu thực hiện đề tài này, tác giả đã thực hiện khảo sát, thu thập số liệu tại một lượng lớn cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó:

35

các nhà máy trong khu công nghiệp/khu chế xuất là 92/242; các cơ sở sản xuất quy mô lớn ngoài khu công nghiệp/khu chế xuất là 226/750; các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ là 365/37.000. Nhìn chung, các hệ số ô nhiễm xây dựng trong đề tài nêu trên là tương đối rõ ràng, phân chia phù hợp thành các đối tượng cụ thể ở các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ, vừa ở cả trong và ngoài khu công nghiệp/khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức sử dụng các số liệu thô thu thập và thống kê được từ các phiếu điều tra đề xây dựng các hệ số trung bình nên các hệ số phát thải được xây dựng trong nghiên cứu chưa đánh giá được ảnh hưởng của chỉ số công nghệ sản xuất của từng loại hình công nghiệp, chỉ số năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường… ảnh hưởng tới khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh và hệ số phát thải chất thải rắn.

(3) Luận văn cao học: “Nghiên cứu xác định hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp cho một số ngành công nghiệp tại các khu vực của tỉnh Đồng Nai phục vụ công tác quản lý môi trường” của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên thực hiện năm 2004. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng hàm số xác định lượng chất thải công nghiệp (M) và chất thải nguy hại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Diện tích (A), nhân công (L), sản phẩm (P), thành phần kỹ thuật (T), thành phần con người (H), thành phần thông tin (I), thành phần tổ chức (O) theo phương trình hàm hồi quy như sau:

M1 = k + k1A + k2L + k3P + k4/T + k5/H + k6/I + k7/O.

Trong đó:

- M là biến phụ thuộc.

- A, L, P, H, T, I, O là các biến độc lập.

Để xây dựng được hệ số phát thải cho một số ngành công nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả đã điều tra thu thập số liệu từ 113/339 nhà máy đang hoạt động trong tỉnh Đồng Nai.

Về phương pháp thu thập số liệu, tác giả đã kết hợp sử dụng cách tiếp cận thu thập số liệu về thành phần, khối lượng chất thải công nghiệp và các thông số liên quan

36

như diện tích, công nhân… Về cơ bản thì phương pháp thu thập số liệu này cũng tương tự các đề tài nghiên cứu trước đây từng làm đó là:

+ Khảo sát thực tế để thu thập thông tin về chất thải; + Số liệu từ các đơn vị thu gom, xử lý chất thải;

+ Số liệu từ cơ quan quản lý nhà nước về môi trường do các đơn vị sản xuất khai báo và đã được kiểm tra, xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong nghiên cứu này của tác giả có điểm rất đáng ghi nhận hơn các đề tài nghiên cứu trước là đã thừa kế kết quả nghiên cứu về trình độ công nghệ sản xuất thông qua yếu tố Chỉ số công nghệ (TCC) vào việc tính toán, xử lý số liệu của mình qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải nước thải và chất thải rắn trong ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh bình phước (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)