Những điều kiện bảo đảm để khung pháp luật về vận động hành lang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 96 - 107)

Chương 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.3. Xây dựng khung pháp lý về vận động hành lang

3.3.3. Những điều kiện bảo đảm để khung pháp luật về vận động hành lang

Để việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang được nghiêm minh, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát. Theo đó, cơ quan quản lý về vận động hành lang có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về vận động hành lang. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hệ quả pháp lý của việc giám sát được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.

3.3.3. Những điều kiện bảo đảm để khung pháp luật về vận động hành lang được triển khai trên thực tế lang được triển khai trên thực tế

Có thể nói, việc thừa nhận vận động hành lang và ban hành đạo luật về vận động hành lang đã là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của Nhà

nước ta. Nhưng để đạo luật đó thực sự đi vào cuộc sống, theo chúng tôi còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, cần khắc phục tâm lý xã hội cho rằng vận động hành lang là

tiêu cực, hối lộ, chạy cửa sau. Đặc biệt là trong điều kiện tham nhũng nhiều, người ta dễ ngộ nhận vận động hành lang chính đáng với tiêu cực. Đồng thời, cần phải loại bỏ hành vi “vận động đen”, vận động không chính thức mà thay vào đó là vận động hành lang công khai, minh bạch.

Thứ hai, cần sớm ban hành Luật về hội để đảm bảo quyền thành lập hội của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hiện nay, mức độ liên kết và kết nối của công dân, của các nhóm lợi ích trong xã hội đang chủ yếu được thực hiện thông qua các thiết chế tập trung như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn còn qua các hội, hiệp hội là rất mỏng. Bên cạnh ưu thế chính trị của các thiết chế tập trung là sự thống nhất và đoàn kết dân tộc cũng đồng thời thể hiện sự hạn chế của các tổ chức này trong nền kinh tế thị trường có nhiều lợi ích đan xen và ngược chiều. Vì vậy, cần sớm ban hành Luật về hội để có môi trường pháp lý về lập hội và hoạt động của hội, hiệp hội, các tổ chức nhân dân. Đây sẽ là sự bổ sung cần thiết để đa dạng hóa và tạo điều kiện cho sự liên kết và kết nối của công dân theo các nhóm lợi ích và vấn đề để thể hiện tiếng nói của mình trong lập pháp. Luật về hội phải minh bạch hoá các thể chế, thủ tục thành lập cũng như hoạt động của hội. Hội có quyền được tham vấn cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nhà nước phải có giải trình trước hiệp hội. Đồng thời, hội cũng phải bảo vệ tốt hơn lợi ích của hội viên.

Thứ ba, cần nghiên cứu bổ sung sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập pháp từ giai đoạn sớm: giai đoạn sáng kiến lập pháp và giai đoạn soạn thảo, nhất là các giải pháp lập pháp có ý nghĩa thi hành trên thực tế, mang tính chất cân bằng lợi ích chung.

Thứ tư, cần tạo môi trường sinh hoạt xã hội công khai, minh bạch hơn, dân chủ hơn, trong đó các cơ quan nhà nước cũng phải hoạt động công khai, dân chủ hơn. Trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, cần quy định việc lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật bằng “cơ chế mở” để cử tri và các tổ chức có thể bày tỏ quan điểm và cung cấp thông tin tới các nhà lập pháp và Chính phủ, cơ quan sáng kiến lập pháp, cơ quan soạn thảo, công chức của các cơ quan này về khía cạnh chính trị và lợi ích của các phương án lập pháp. Cơ chế này nên là cơ chế đối thoại xã hội mở thông qua thủ tục và không thủ tục (ví dụ: qua kênh báo chí) và phải có phản hồi từ cơ quan nhà nước. Theo chúng tôi, đối thoại xã hội về các khía cạnh chính trị của giải pháp lập pháp là quan trọng hơn sự hiến kế về các giải pháp kỹ thuật, vì chưa chắc các nhà lập pháp thông minh sẽ chọn biểu quyết cho một quy phạm đúng về pháp lý thay vì một lựa chọn đúng về chính trị (phản ứng thích hợp trong môi trường chính trị thích hợp qua đối thoại xã hội). Sự cân bằng lợi ích tương đối hợp lý trong các giải pháp lập pháp sẽ có ý nghĩa nhiều hơn sự sáng tạo quy phạm độc đoán của nhà quản lý.

Thứ năm, cần bổ sung vào thủ tục cho phép sự gia hạn xem xét các dự

án luật/chính sách mà công luận có nhiều ý kiến khác nhau và bổ sung hình thức đối thoại công chúng (public hearings) để các cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án luật có thể nghe các bằng chứng, lập luận khác nhau.

Thứ sáu, công khai, minh bạch và cho phép công chúng tiếp cận các

thông tin trong quá trình lập pháp là điều kiện cho phép vận động trung thực. Báo chí và các phương tiện truyền thông cần phát huy vai trò tạo dựng diễn đàn thảo luận xã hội giúp cơ quan lập pháp, hành pháp nhận biết về lợi ích cũng như rủi ro ban hành một chính sách nhất định. Quy trình xem xét dự án luật tại hai kỳ họp là một quy trình tốt để công luận được thông tin về dự thảo luật một cách đầy đủ.

Thứ bảy, cùng với việc ban hành đạo Luật vận động hành lang, Luật về hội cũng cần ban hành Luật trưng cầu ý dân để dân phúc quyết về những vấn đề trọng đại của quốc gia.

Thứ tám, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng

của cử tri. Để đại diện không chút do dự, các đại biểu Quốc hội trước hết phải là người có vốn tri thức phong phú, am hiểu thực tiễn cuộc sống, nghe nhiều thấy rộng, có khả năng tái cấu trúc sự hiểu biết của mình để có thể đưa ra các giải pháp thoả mãn sự mong muốn chung của nhân dân và biết thoả hiệp cần thiết giữa các ý kiến khác nhau, các lợi ích khác nhau. Đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, nắm bắt kịp thời các nhu cầu cần phải điều chỉnh bằng pháp luật để từ đó phản ảnh với Quốc hội và quyết định việc “bấm nút” thông qua những quyết định của Quốc hội.

KẾT LUẬN

Vận động hành lang là một hiện tượng xã hội, là một bộ phận chính đáng, hợp pháp của thiết chế dân chủ. Vận động hành lang ngày càng trở nên quan trọng và là phần không thể thiếu được trong các hoạt động chính trị - xã hội, mà đặc biệt là trong các hoạt động nghị trường của Nghị viện. Vận động hành lang là hoạt động “hậu trường”, nhưng có vai trò bổ sung cho quá trình hoạch định chính sách của Nghị viện. Vận động hành lang tác động mạnh mẽ đến tất cả các công đoạn của quá trình ra quyết định, quá trình làm luật và hình thành chính sách đối nội, đối ngoại. Không những thế, trong quan hệ với Nghị viện và Chính phủ, vận động hành lang còn là sự phản ánh, sự giám sát và là cầu nối giữa các nhóm lợi ích và nhân dân với các cơ quan công quyền.

Ngày nay, vận động hành lang không chỉ là một phần thiết yếu trong đời sống chính trị của các nước phát triển mà đã len vào các quan hệ kinh tế, thương mại của các quốc gia, trở thành vấn đề quốc tế có tính thời sự nóng bỏng. Tuy nhiên, vận động hành lang cũng có mặt trái của nó và trong không ít trường hợp bị coi là một nguy cơ cho nền dân chủ. Vì vậy, để bảo đảm quyền gây ảnh hưởng của công chúng đến các quyết định chính trị được thực hiện một cách công khai, minh bạch, trung thực, pháp luật cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận động hành lang.

Ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu vận động hành lang chuyên nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch bởi các nhóm lợi ích, các nhà vận động hành lang. Vận động hành lang công khai, minh bạch sẽ thay thế cho “vận động đen”, đi “cửa sau”, “cửa phụ” và gắn với đó là tệ hối lộ, tham nhũng của cán bộ, công chức. Đây là tiến trình tự nhiên để các nhóm lợi ích khác

nhau trong xã hội thể hiện chính kiến và vận động, gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp để họ chú ý tới mặt bằng xã hội không đồng đều khi ban hành pháp luật sao cho phù hợp với lợi ích của cộng động, các nhóm lợi ích và cá nhân trong xã hội.

Việc có một đạo luật về vận động hành lang là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý để đưa hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của công chúng, của các nhóm lợi ích vào khuôn khổ, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đối với các nhà hoạch định chính sách. Đây cũng là một công cụ pháp lý bổ sung, giúp hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về phòng chống tham nhũng ở nước ta.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

I. Sách, tham gia biên soạn:

1. Ban công lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội, Công ty in Hữu Nghị, Hà Nội.

2. Ban công tác lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006), Tổng tập văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội từ khóa I đến khóa VII, NXB. Tư pháp.

3. Ban công lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Quy trình, thủ tục trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, Công ty in Hữu Nghị, Hà Nội. 4. Đặng Văn Chiến - Ban công lập pháp (2005), Cơ chế bảo hiến, NXB. Tư pháp.

5. Vụ công tác lập pháp (2003), Những điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, NXB. Tư pháp.

6. Vụ công tác lập pháp (2003), Những điểm mới cơ bản của Luật đất đai năm 2003, NXB. Tư pháp.

7. Vụ công tác lập pháp (2004), Những nội dung cơ bản của Luật giao thông đường thủy nội địa, NXB. Tư pháp.

8. Vụ công tác lập pháp (2004), Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh, NXB. Tư pháp.

9. Vụ công tác lập pháp (2004), Một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, NXB. Tư pháp.

10. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, NXB. Tư pháp.

11. Vụ công tác lập pháp (2005), Một số điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005, NXB. Tư pháp.

12. Vụ công tác lập pháp (2005), Một số nội dung cơ bản của Luật sở hữu trí tuệ, NXB. Tư pháp.

13. Vụ công tác lập pháp (2005), Một số nội dung cơ bản của Luật đường sắt, NXB. Tư pháp.

II. Bài viết

14. “Những nội dung cơ bản của Luật đất đai năm 2003” (2003), Tin hoạt động Quốc hội, Vụ tổng hợp - Văn phòng Quốc hội.

15. “Một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam” (2004), Tin hoạt động Quốc hội, Vụ tổng hợp - Văn phòng Quốc hội.

16. “Một số nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh” (2004), Tin hoạt động Quốc hội, Vụ tổng hợp - Văn phòng Quốc hội.

17. “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005” (2005), Tin hoạt động Quốc hội, Vụ tổng hợp - Văn phòng Quốc hội.

18. TS. Hoàng Văn Tú, Nguyễn Thị Hồng Chương, “Thực trạng pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam và đối tượng, phạm vi, nội dung của Luật bình đẳng giới” (2006), Hội thảo khoa học pháp luật về bình đẳng giới, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

19. “Một số nội dung cơ bản của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” (2009), Tin hoạt động Quốc hội, Vụ tổng hợp - Văn phòng Quốc hội.

20. “Xem xét dự án luật tại Ủy ban – Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới” (2009), Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và việc bảo

đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban pháp luật của Quốc hội.

21. “Một số ý kiến về dự thảo Luật bồi thường nhà nước” (2009), Hội thảo góp ý kiến về dự thảo Luật bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. André C.Côté (2007), “Tiến trình phát triển khung pháp lý cho vận động hành lang và đăng ký của nhà vận động hành lang ở Québec”, Hội thảo vận động hành lang - thực tiễn và pháp luật.

2. Ann Sullivan (2006), “Vận động hành lang Quốc hội tại Hoa Kỳ”.

3. BBO, Dự án MISTOWA(2006), Hướng dẫn vận động hành lang.

4. Trần Sỹ Cương (2006), “Chìa khoá vào thị trường Mỹ”, Báo Lao động.

5. Nguyễn Chí Dũng (2006), “Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (83).

6. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung (2006), “Công tác dân nguyện của Quốc hội và hoạt động vận động hành lang”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8). 7. Đài truyền hình CBS (năm 2003),“Một cuộc chiến khác về thuốc”.

8. Minh Đức (2007), “Vận động hành lang trong các nền dân chủ Nghị viện”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân.

9. Lê Hồng Hiệp (2010), “Việt Nam: cần thận trọng với ảnh hưởng của các nhóm lợi ích”.

10. Trần Bách Hiếu (2009), “Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (16).

11. Minh Hiểu (2007), “Lịch sử nghề vận động hành lang tại Nghị viện”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân.

12. TS. Nguyễn Đình Lộc (2007), “Một số ý kiến về nghề vận động hành lang”, Hội thảo vận động hành lang – pháp luật và thực tiễn.

13. Luật công khai vận động hành lang của Hoa Kỳ.

14. Luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang của Québec, Canada.

15. Luật về chuẩn mực ứng xử của nhà vận động hành lang của Québec, Canada.

16. Maria Laptev (2006), “Lobby không còn là nghề xa lạ”.

17. Phan Mai (2010), “Cần có Luật lobby”, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh online.

18. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Hiến pháp năm 1946,

Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp năm 1959, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp năm 1980, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.

24. Huyền Trang, Việt Hà (2006), “Lobby trong nền chính trị Mỹ: chìa khoá

25. Ủy ban Châu Âu (2006), Sáng kiến minh bạch châu Âu, Brussels.

26. Nguyễn Quốc Văn (2007), “Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ”.

Tiếng Anh

27. Baumgartner and Leech (1998), “The Importance of Interest Groups in Politics and Political Sciences”, Princeton, N.J., Princeton University Press, P. 96.

28. Dictionary.com Unabridged (v1.1) Based on the Random House Unabridged Dictionary, © Random House, Inc. 2006 American Heritage

Dictionary.

29. European Pariament, “Lobbying in the European union: current rules and practices”.

30. Mazey, S., Richardson, J., 2001, p. 230.

31. Pierre Duchesne and Russell Ducasse (1984), “Must Lobbying Be Regulated?”, Canadian Parliamentary Review, Vol. 7 No 4.

32. Sen. Carl Levin (2005), “History of the Lobbying Disclosure Act”.

33. Stacie Fatka và Jason Milé Levien, “Protecting the Right to Petition: Why a Lobbying Contingency Fee Prohibition Violates the Constitution 35 Havard Journal on Legislation (1998), p.563.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc Hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)