.7 Khái quát các tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất chương trình quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Bạc Liêu để thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 67 - 71)

Các yếu tố khí hậu gây tác động

Đối tƣợng bị tác

động Loại tác động, rủi ro tiềm ẩn

Nhiệt độ gia tăng

Chất lƣợng nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc sinh hoạt)

Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc thông qua sự thay đổi tính chất của các lớp chất trầm tích, chất dinh dƣỡng, sự phân hủy các bon hữu cơ do nhiệt độ tăng

Tăng nguy cơ đầm lầy hóa các lƣu vực và phát sinh các loại khí độc do tảo tăng trƣởng nhanh hơn

Dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm

Thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc, chế độ thủy văn, và các chu trình vật lý khác

Nhu cầu sử dụng nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Nhu cầu sử dụng nƣớc gia tăng trong khi trữ lƣợng nƣớc có thể bị suy giảm Lƣợng mƣa gia tăng Trữ lƣợng nguồn nƣớc ngọt Tăng dự trữ nguồn nƣớc ngọt Ngập úng cục bộ do mƣa

Chất lƣợng nƣớc Ô nhiễm nguồn nƣớc có thể bị lan rộng do mƣa quá lớn gây ngập úng

Mực nƣớc biển dâng

Nguồn nƣớc

Tăng nguy cơ ngập lụt và xói lỡ đất; thay đổi chế độ dòng chảy trong sông và nƣớc ngầm; thay đổi địa mạo vùng cửa sông

Chất lƣợng nƣớc

Gia tăng mức độ xâm nhập mặn đối với nƣớc mặt và nƣớc ngầm

Tăng mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc do ngập lụt trên diện rộng và kéo dài

59 Gia tăng cƣờng độ và tần suất các hiện tƣợng thời tiết cực đoan Nguồn nƣớc

Hạn hán gia tăng tại một số vùng, trong khi một số nơi khác bị ngập lụt

Thay đổi bất thƣờng dòng chảy trên các sông

Chất lƣợng nƣớc

Ô nhiễm có thể gia tăng do hạn hán kéo dài làm giảm khả năng tự làm sạch của các dòng sông

Xâm nhập mặn có thể gia tăng trong trƣờng hợp hạn hán kéo dài

Các đối tƣợng chính đƣợc quan tâm đánh giá trong báo cáo này gồm có: trữ lƣợng nguồn nƣớc, chất lƣợng nƣớc và nhu cầu sử dụng nƣớc.

 Trữ lƣợng nguồn nƣớc

Đối với tỉnh Bạc Liêu, yếu tố trữ lƣợng nguồn nƣớc đƣợc quan tâm nhiều nhất là lƣu lƣợng nƣớc ngọt từ sông Hậu dẫn về theo tuyến kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp (nguồn nƣớc chính phục vụ sản xuất nông nghiệp ở phía Bắc QL1A). Hiện nay nguồn nƣớc bổ sung từ sông Hậu cho sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu còn rất hạn chế do Bạc Liêu ở cuối nguồn và chỉ có một trục cấp nƣớc ngọt duy nhất là kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, dẫn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trong mùa khô còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các năm hạn hán, mặn xâm nhập sâu. Cụ thể là mùa khô 2010, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có 3.000 ha lúa Đông Xuân bị thiếu nƣớc, làm giảm năng suất lúa. Trong tƣơng lai, dƣới tác động của BĐKH và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, nắng nóng kéo dài,…, nguồn nƣớc ngọt này có thể bị suy giảm đáng kể trong các tháng mùa khô.

Nguồn nƣớc do mƣa tại chỗ cũng rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và cung cấp nƣớc cho sinh hoạt. Theo kịch bản biến đổi lƣợng mƣa đối với khu vực tỉnh Bạc Liêu, lƣợng mƣa trong thế kỷ 21 có xu hƣớng giảm dần trong các tháng mùa khô và tăng dần trong các tháng mùa mƣa. Nhƣ vậy có thể dự báo rằng: việc sử

60

dụng nƣớc mƣa tại chỗ ở tỉnh Bạc Liêu sẽ ngày càng khó khăn hơn trong các tháng mùa khô (nhất là những năm hạn hán kéo dài), nhƣng sẽ thuận lợi hơn trong các tháng mùa mƣa (tuy nhiên nếu mƣa quá lớn sẽ gây ngập úng cục bộ và ảnh hƣởng đến năng suất nhiều loại cây trồng).

Trữ lƣợng nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi BĐKH và nƣớc biển dâng theo xu hƣớng chung là tăng trữ lƣợng và mực nƣớc ngầm trong các tháng mùa mƣa, và ngƣợc lại (chƣa đƣợc đánh giá chi tiết trong báo cáo này), tuy nhiên chất lƣợng nƣớc ngầm có thể bị suy giảm do ảnh hƣởng của xâm nhập mặn.

Chất lƣợng nƣớc

Chất lƣợng các nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngoài các ảnh hƣởng do chất thải sinh hoạt và sản xuất tạo ra còn có thể bị ảnh hƣởng bởi BĐKH-NBD. Tác động rõ ràng nhất là xâm nhập mặn với xu hƣớng ngày càng gia tăng cho cả các nguồn nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất (đã đƣợc phân tích đánh giá ở các phần trên).

 Đối với các nguồn nƣớc mặt: ngoài vấn đề xâm nhập mặn gia tăng còn có thể gia tăng mức độ ô nhiễm mà nguyên nhân trƣớc tiên là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi thủy sản,... không đƣợc thu gom xử lý tốt. Trong các tháng mùa khô, mực nƣớc và lƣu lƣợng trên các sông, kênh rạch vùng không bị ảnh hƣởng của triều sẽ giảm đi đáng kể, từ đó làm giảm khả năng pha loãng chất thải và tự làm sạch của nguồn nƣớc, dẫn đến ô nhiễm gia tăng. Trong các tháng mùa mƣa, ô nhiễm nguồn nƣớc có thể bị lan rộng do mƣa quá lớn gây ngập úng, lôi cuốn các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất và đồng ruộng vào nguồn nƣớc. Đối với các sông rạch vùng bị ảnh hƣởng của thủy triều, triều cƣờng dâng cao sẽ gây ngập trên diện rộng, từ đó lôi cuốn các chất thải từ các ao hầm nuôi thủy sản, chất thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,… vào nguồn nƣớc làm tăng mức độ ô nhiễm.

61

 Chất lƣợng nƣớc mƣa cũng có thể bị ảnh hƣởng do tiếp xúc với các loại khí thải ô nhiễm có trong môi trƣờng không khí (khí thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp,…), trong đó đáng lƣu ý là các hiện tƣợng mƣa axit.

Chất lƣợng nƣớc ngầm ngoài yếu tố xâm nhập mặn nhìn chung không bị ảnh hƣởng đáng kể bởi BĐKH. Tuy nhiên do nƣớc mƣa và các nguồn nƣớc mặt có xu hƣớng gia tăng mức độ ô nhiễm do BĐKH nên ít nhiều sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng các nguồn nƣớc ngầm trong tƣơng lai, nhất là đối với nƣớc ngầm.

3.2 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc tỉnh Bạc Liêu

3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tỉnh Bạc Liêu

 Kịch bản biến đổi nhiệt độ

Kịch bản biến đổi nhiệt độ đối với tỉnh Bạc Liêu đƣợc xây dựng căn cứ vào các kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2016, đƣợc cập nhật riêng cho tỉnh Bạc Liêu và đƣợc tóm tắt nhƣ ở Bảng 3.8.

62

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất chương trình quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Bạc Liêu để thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)