1.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
1.4.2 Kinh tế-Xã hội
Khi đƣợc tái lập tỉnh lần thứ 2 (năm 1997), tỉnh Bạc Liêu có xuất phát điểm rất thấp so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với những bộn bề khó khăn của một tỉnh nghèo, nhƣng với khát vọng vƣơn lên của Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu đã không ngừng phấn đấu, vƣợt qua vô vàn khó khăn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh chấn hƣng tỉnh nhà, đến nay tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc về các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Nền kinh tế tăng trƣởng cao, bình quân giai đoạn (2000 – 2010) là 11%, giai đoạn 2010 đến nay tăng trƣởng bình quân là 12%. Quy mô kinh tế không ngừng lớn mạnh.
35
Hình 1.3 Công trình Điện gió Bạc Liêu
Tổng sản phẩm trong tỉnh khi mới tái lập trên 1.660 tỷ đồng (theo giá cố định) thì đến năm 2013 đã lên đến gần 12.000 tỷ đồng gấp 7,2 lần chỉ trong vòng 15 năm qua. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp khi chia tách tỉnh còn chiếm trên 70% thì đến năm 2013 đã giảm xuống 50,6%, nhƣờng chỗ cho công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 là 34,3 triệu đồng/ngƣời. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28% xuống 9,8% năm 2013. Các chỉ số về phát triển thiên niên kỷ của quốc gia thì Bạc Liêu đều đạt và vƣợt trƣớc mục tiêu đề ra năm 2015 nhƣ: Tỷ lệ giảm đói nghèo, tình trạng mù chữ, số ngƣời dùng nƣớc sạch, giảm tỷ lệ sinh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản…. đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, bộ mặt thành thị và nông thôn không ngừng thay đổi từng ngày.
Ngày xƣa du khách biết đến với Bạc Liêu là vựa lúa, vựa tôm của Vùng ĐBSCL thì ngày nay tỉnh đã quy hoạch lại. Nội địa đƣợc chia làm 2 vùng sản xuất rõ rệt, vùng Bắc và vùng Nam Quốc lộ 1A, trở thành các vùng chuyên canh lớn:
Vùng Bắc đƣợc quy hoạch là vùng sản xuất chuyên lúa ổn định với diện tích canh tác 54.800 ha. Nơi đây những mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, ứng dụng
36
công nghệ cao, sản xuất theo quy trình VietGAP,… đã đƣợc hình thành, sản xuất ra những loại lúa đặc sản, lúa chịu mặn mang thƣơng hiệu Bạc Liêu, nhƣ: Lúa chất lƣợng cao, Một bụi đỏ, Tài nguyên,…. thơm ngon nổi tiếng khắp vùng, bảo đảm cho an ninh lƣơng thực và xuất khẩu; sản lƣợng lúa năm 2013 đạt 990.500 tấn, tăng 473.090 tấn so với năm 1997.
Vùng Nam đƣợc xác định là vùng nuôi trông thủy sản và làm muối, trong đó có 15.000 ha chuyên nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp, còn lại là diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến; hình thành một số mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả cao, nhƣ: Nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong nhà kín của Công ty Hải Nguyên, với quy mô 60 ha, năng suất bình quân từ 150 đến 200 tấn/ha/năm; nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh theo hƣớng VietGAP;…đã góp phần nâng sản lƣợng thủy sản tăng lên nhanh chóng từ 50 nghìn tấn năm 1997 lên 263 nghìn tấn năm 2013. Diện tích muối giữ ổn định 2.500 ha, Bạc Liêu là nơi cung cấp một số lƣợng muối khá lớn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày xƣa các văn nghệ sĩ thƣờng hay nói vui rằng về Bạc Liêu là về “ Tỉnh Muối”, quả thật nhƣ vậy. Muối Bạc Liêu xƣa nay vốn nổi tiếng về chất lƣợng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất; hiện nay Muối Bạc Liêu đã đƣợc ghi vào sách chỉ dẫn địa lý và công nhận thƣơng hiệu của Quốc gia.
37
Hình 1.5 Ao nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp
Công nghiệp của tỉnh Bạc Liêu cũng có bƣớc phát triển đáng kể. Hiện nay toàn tỉnh có 33 nhà máy chế biến thủy sản với công suất trên 100 ngàn tấn/năm; hàng trăm cơ sở xay xát lúa gạo, trong đó có Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu công suất 200.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến muối Iốt xuất khẩu công suất 10.000 tấn/năm;…. Với những chính sách thu hút đầu tƣ hấp dẫn của tỉnh nên đã có nhiều nhà đầu tƣ đến với Bạc Liêu đầu tƣ vào chế biến nông thủy sản, giầy da, may mặc, bao bì, bia và nƣớc giải khát, đặc biệt dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã và đang mở ra hƣớng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, thực tế đã và đang đóng góp giá trị sản lƣợng, mức tăng trƣởng đáng kể cho ngành công nghiệp của tỉnh Bạc Liêu. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh tăng bình quân trong thời kỳ 2006 – 2010 là 12%, giai đoạn 2011 – 2015 là 19%. Đạt giá trị sản lƣợng 5.800 tỷ đồng, gấp 9,4 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 377 triệu USD.
38
39
CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU