.2 Đặc trƣng các yếu tố khí hậu cơ bản ở tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất chương trình quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Bạc Liêu để thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)

Những đặc điểm khí hậu cần lƣu ý đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu nhƣ sau:

 Mùa mƣa từ tháng V đến tháng XI, lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, phân bố không đều giữa các tháng và có xu hƣớng tăng dần từ tháng V đến tháng VI, giảm trong tháng VII và tháng VIII, tăng mạnh trong tháng IX và tháng X. Đối với những năm mƣa ít, tổng lƣợng mƣa nhỏ, mƣa thƣờng đến muộn và dứt sớm, giữa mùa mƣa (trung tuần tháng VII đến đầu tháng VIII)

thƣờng xảy ra đợt hạn hán kéo dài từ 15 - 20 ngày (còn gọi là hạn bà chằng),

dẫn đến mặn xâm nhập sâu hơn năm bình thƣờng, thiếu nƣớc ngọt cho canh tác nông nghiệp vào thời gian đầu, giữa và cuối mùa mƣa, làm giảm năng suất hoặc phải tăng chi phí bơm tƣới. Ngƣợc lại, đối với những năm mƣa nhiều, thƣờng xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ ở khu vực có địa hình thấp, nhất là vào tháng IX và tháng X. cũng làm tăng chi phí bơm tiêu úng, gây thiệt hại nhiều diện tích lúa và hoa màu, gây khó khăn cho thu hoạch và phơi sấy, làm thất thoát và giảm chất lƣợng sản phẩm nếu không có biện pháp sấy kịp thời (vụ Hè Thu).

 Mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lƣợng mƣa cả năm, nền nhiệt độ cao, ẩm độ không khí xuống thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày dài, triều xâm nhập sâu, độ mặn

31

tăng cao, hầu hết cây trồng đều không canh tác đƣợc nếu nhƣ không chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới. Ngƣợc lại, nếu có nƣớc tƣới chủ động thì hầu hết cây trồng cho năng suất, chất lƣợng cao, giá thành hạ trong mùa này (vụ Đông Xuân và Xuân Hè).

d. Hệ thống sông ngòi và chế độ thủy văn

 Hệ thống sông ngòi tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, trong đó có các sông, kênh chính nhƣ sau:

 Các sông chính tự nhiên:

 Sông Gành Hào ở phía Tây Nam của tỉnh, là ranh giới giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, nối từ thành phố Cà Mau đến cửa Gành Hào và ăn thông ra biển;

 Sông Rạch Gốc ở huyện Đông Hải;

 Sông Cái Trầu ở phía Bắc (giáp ranh với tỉnh Hậu Giang).

 Các kênh trục dọc chính:

 Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp: là kênh dẫn nƣớc ngọt chính từ phía tỉnh Sóc Trăng về để phục vụ sản xuất cho vùng phía Bắc Quốc lộ 1A của Tỉnh;

 Kênh Bạc Liêu – Cà Mau: chạy dọc từ phía Đông sang phía Tây của Tỉnh.

 Các kênh trục ngang chính:

 Kênh Ngan Dừa – Cầu Sập;

 Kênh Hòa Bình;

 Kênh Cầu Số 2 – Phƣớc Long – Cộng Hòa;

 Kênh Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền;

 Kênh Gành Hào – Hộ Phòng – Chủ Chí;

 Kênh Huyện Kệ;

 Kênh Cái Cùng;

32

 Kênh 30/4.

Ngoài ra còn có hàng nghìn kênh rạch khác liên kết với các sông, kênh trục chính nói trên tạo thành mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên địa bàn.

 Chế độ thủy văn

Nguồn nƣớc mặt và chế độ thủy văn trên sông rạch của tỉnh chịu tác động của 4 yếu tố chính là địa hình, lƣợng mƣa tại chỗ, nguồn nƣớc sông Hậu đƣa về và chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây với những đặc điểm chính nhƣ sau:

 Do vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực Bán đảo Cà Mau thuộc vùng ĐBSCL nên có địa hình tƣơng đối thấp, hệ thống kênh rạch dày đặc và có nhiều cửa sông, kênh rạch lớn ăn thông ra biển nhƣ: Kênh 30/4, kênh Chùa Phật, kênh Cái Cùng, kênh Huyện Kệ và sông Gành Hào. Mực nƣớc trong các kênh rạch chịu ảnh hƣởng chủ yếu của chế độ bán nhật triều biển Đông với lƣu tốc dòng chảy mạnh, biên độ triều khá lớn (bình quân 2,85 m), tạo thuận lợi cho việc tiêu nƣớc tự chảy và rửa mặn, phèn; lấy nƣớc mặn từ biển vào đồng ruộng để NTTS, làm muối, phát triển rừng ngập mặn; phần diện tích còn lại (khu vực xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A và một phần xã Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi,... huyện Hồng Dân)

chịu ảnh hƣởng của chế độ nhật triều biển Tây qua hệ thống sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang.

 Hiện nay, khu vực phía Bắc QL1A đến kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp và từ kênh Giá Rai – Phó Sinh đến giáp ranh tỉnh Sóc Trăng đã đƣợc ngọt hóa (Tiểu vùng

giữ ngọt ổn định); khu vực còn lại của vùng phía Bắc QL1A đƣợc điều tiết nƣớc

mặn phục vụ NTTS (nuôi tôm sú kết hợp nuôi cua, cá) vào mùa khô (qua hệ thống cống dọc QL1A và một phần từ biển Tây do chưa khép kín các công trình

ngăn mặn từ phía tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang); vào mùa mƣa thực hiện giữ

ngọt phục vụ trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh (Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất);

 Khu vực phía Nam QL1A (vùng thích nghi) bị ảnh hƣởng trực tiếp của thủy triều biển Đông nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn (trừ một phần nhỏ diện tích

33

đất nông nghiệp vùng gò cao thuộc xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình). Khu vực này hiện đang thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm quãng canh, quãng canh cải tiến kết hợp, tôm – rừng, làm muối và phát triển rừng ngập mặn ven biển. Một số diện tích đất trồng lúa 1 vụ sử dụng nƣớc mƣa tại chỗ.

 Bên cạnh các đặc điểm nêu trên, chế độ thủy văn trên địa bàn tỉnh còn có một số đặc điểm khác cần đƣợc lƣu ý đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và NTTS:

 Do chịu ảnh hƣởng của hai chế độ triều biển Đông và biển Tây nên đã gây nên một số khu vực giáp nƣớc ở phía Bắc kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp (khu vực từ

kênh Sáu Ngàn đến kênh Mười Ngàn), hạn chế đến khả năng tiêu thoát nƣớc và

gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

 Do ở cách xa sông Hậu, tuy ít chịu ảnh hƣởng của lũ sông Mê Công, nhƣng nguồn nƣớc ngọt về tỉnh trong mùa mƣa bị hạn chế và mùa khô hầu nhƣ không có, cộng với triều cƣờng tăng dẫn đến mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

 Do tác động của các dòng hải lƣu đã gây ra tình trạng xói lở và bồi lắng không đều dọc theo bờ biển Đông. Bạc Liêu có đƣờng bờ biển dài 56 km, từ giáp ranh Sóc Trăng đến cửa biển Gành Hào, bao gồm ba huyện, thành: Thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải. Bạc Liêu nằm trong khu vực chịu tác động của sóng và thủy triều biển Đông, dƣới tác động của sóng, triều, dòng chảy ven bờ cả trong mùa gió Đông – Bắc lẫn Tây – Nam nên hình thái bờ biển luôn luôn biến đổi bởi hiện tƣợng bồi, lở. Điều kiện địa chất bờ biển ở Bạc Liêu yếu, cƣờng độ chịu lực kém, tính nén lún thấp. Khi chịu tác động của sóng vỗ và của dòng nƣớc dễ bị hoá lỏng sinh ra bùn, cát chảy, gây sạt lở, sụp đổ làm mất ổn định đƣờng bờ biển.

Theo các tài liệu thu thập đƣợc, vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu có thể chia thành các khu vực nhƣ sau:

 Những đoạn bờ biển đã và đang bị xói lở quanh năm: Đoạn từ giáp ranh Sóc Trăng đến gần kênh 30/4 với chiều dài khoảng 13km (khu vực thành phố Bạc Liêu gồm xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành và phường Nhà Mát) và đoạn

34

cuối từ kênh số 3 cũ của thị trấn Gành Hào đến cửa biển Gành Hào có chiều dài khoảng 4km (Khu vực thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải). Tốc độ xói lở bình quân hàng năm từ 20-30m theo chiều ngang và 0,5m theo phƣơng thẳng đứng.

 Những đoạn bờ biển có những tháng lở và những tháng bồi: Đoạn từ kênh 30/4

(Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) đến kênh số 4 (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hoà Bình)

với chiều dài khoảng 18km và đoạn gần kênh cầu Cháy (xã Điền Hải, huyện

Đông Hải) đến kênh số 3 cũ của thị trấn Gành Hào với chiều dài khoảng 3km.

 Những đoạn bờ biển đƣợc bồi quanh năm: Đoạn từ kênh số 4 (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) đến gần kênh cầu Cháy (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) với tổng chiều dài 24km.

1.4.2 Kinh tế - Xã hội

Khi đƣợc tái lập tỉnh lần thứ 2 (năm 1997), tỉnh Bạc Liêu có xuất phát điểm rất thấp so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với những bộn bề khó khăn của một tỉnh nghèo, nhƣng với khát vọng vƣơn lên của Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu đã không ngừng phấn đấu, vƣợt qua vô vàn khó khăn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh chấn hƣng tỉnh nhà, đến nay tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc về các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Nền kinh tế tăng trƣởng cao, bình quân giai đoạn (2000 – 2010) là 11%, giai đoạn 2010 đến nay tăng trƣởng bình quân là 12%. Quy mô kinh tế không ngừng lớn mạnh.

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất chương trình quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Bạc Liêu để thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)