Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk pps (Trang 32 - 43)

Với chức năng trung gian tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và sử dụng để cho vay. Thông qua hoạt động này thì Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển.

27

Bảng 3.4. Tổng hợp hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm từ 2008 - 2010

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2009/2008 2010/2009

2008 2009 2010 ± % ± %

Doanh số cho vay 59.666 64.224 69.050 4.558 7,64% 4.826 7,51%

Doanh số thu nợ 37.779 59.064 60.236 21.285 56,34% 1.172 1,98%

Dƣ nợ 127.448 149.335 154.495 21.887 17,17% 5.160 3,46%

Nợ quá hạn 9.074,30 10.140,23 10.235,65 1.066 11,75% 95 0,94%

Nợ xấu 2.128,38 2.280,00 2.368,57 151,62 7,12% 88,57 3,88%

( Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) So với năm 2008, năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 4.558 triệu đồng, tương đương tăng 7,64%. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 4.826 triệu đồng, tương đương tăng 7,51% so với 2009. Việc doanh số cho vay ngắn hạn năm sau cao hơn năm trước là do sau thời kỳ lạm phát năm 2008, nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số lý tưởng, Ngân hàng cần tăng cường cho vay nhiều hơn, tranh thủ các cơ hội cho vay trung hạn nhằm mở rộng doanh số cho vay của mình.

Cùng với sự tăng trưởng của Doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng cao. Năm 2009 doanh số thu nợ tăng 21.285 triệu đồng, tương đương tăng 56,34%. Sang năm 2010 doanh số thu nợ tăng 1.172 triệu đồng, tương đương tăng 1,98%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao chứng tỏ hoạt động thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả, điều đó cũng có nghĩa là người dân đã đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và đem lại thu nhập cao.

Dư nợ của ngân hàng lại tiếp tục tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ tăng 21.887 triệu đồng, tương đương tăng 17,17%. Năm 2010 dư nợ tăng 5.160 triệu đồng, tương đương tăng 3,46%. Theo xu hướng của nền kinh tế huyện thì đầu tư trong ngắn hạn là mục tiêu chính của ngân hàng, do đó việc tăng dư nợ ngắn hạn chứng tỏ ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho các hộ dân tăng gia sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng cao dần mức sống của người dân.

28

Đáng quan tâm nhất là việc xử lý nợ quá hạn. Trong năm 2009, nợ quá hạn tăng 1.066 triệu đồng, tương đương tăng 11,75%. Năm 2010 nợ quá hạn tăng nhẹ chỉ tăng 95 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 0,94%. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do việc xử lý nợ chưa tốt, công tác thu hồi nợ quá hạn của cán bộ tín dụng chưa cao, cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt các khâu thẩm định dự án, theo dõi nợ vay và thu nợ.

Từ nguyên nhân là việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng chưa thực sự tốt nên đã dẫn đến việc nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 đã tăng 151,62 triệu đồng, tương đương 7,12%. Năm 2010 tăng 88,57 triệu đồng, tương đương 3,88%, mặc dù tăng nhưng so với mức tăng của năm 2009 thì đã giảm chỉ còn một nửa. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ hoạt động thu hồi nợ vay của ngân hàng tiến triển tốt.

Nhìn chung qua bảng tổng hợp hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã giúp ta hiểu được phần nào cơ chế hoạt động cho vay thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên để cụ thể hơn ta cần phải đi sâu vào phân tích từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể để từ đó rút ra được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.2.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn

Kể từ ngày thành lập, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk luôn phấn đấu trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhân dân trong Huyện ngày càng nhiều, đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân trong huyện. Đồng thời, ngân hàng phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010 đều tăng, cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay vốn cho nhân dân trong huyện, cụ thể:

29

Bảng 3.5. Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 ± % ± % Trồng trọt 28.180 30.165 31.866 1.985 7,04% 1.701 5,64% Chăn nuôi 17.315 19.620 21.350 2.305 13,31% 1.730 8,82% TN – DV 5.514 6.165 6.551 651 11,81% 386 6,26% Khác 8.657 8.274 9.283 -383 -4,42% 1.009 12,19% Tổng DS cho vay 59.666 64.224 69.050 4.558 7,64% 4.826 7,51%

( Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk)

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Thương nghiệp-dịch vụ Khác

Biểu đồ 3.2. Doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2008 - 2010

Nhìn vào số liệu ở bảng 3.4, cho thấy nguồn vốn cho vay của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay tăng so với năm 2008 là 4.558 triệu đồng, tương đương tăng 7,64 %. Năm 2010 doanh số cho vay tăng so với năm 2009 là 4.826 triệu đồng, tương đương 7,51%.

Cho vay trồng trọt - chăn nuôi luôn chiếm doanh số cao trong tổng doanh số cho vay qua ba năm. Đó là nhờ các hộ dân biết chăn nuôi theo mô hình VAC, các loại cây trông, vật nuôi đều cho năng suất cao, hoạt động đầu tư của người dân vào lĩnh vực này ngày càng tăng. Nắm bắt được thực tế trên, ngân hàng đã tăng cường cho vay để ngành trồng trọt và chăn nuôi đạt tỷ lệ cao hơn so với năm 2008, cụ thể năm 2009 tăng 7,04% và 13,31%. Năm 2010, tăng 5,64% và 8,82% so với năm 2009.

30

Ngoài ra, các ngành nghề như thương nghiệp - dịch vụ và một số ngành nghề khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đối với ngành thương nghiệp dịch vụ doanh số cho vay tăng qua các năm, việc doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp - dịch vụ tăng là do người dân đang đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ cho khách du lịch như vui chơi, ăn uống, nhà nghỉ…

Hộ sản xuất ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn, hiểu được điều này, ngân hàng đã tiếp tục mở rộng quy mô cho vay. Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tiến triển tốt qua các năm, về mặt số lượng ngân hàng đã tăng cường việc đầu tư cho vay tuy nhiên vẫn bảo đảm an toàn tín dụng. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tích cực hơn trong công việc, xem xét dự án vay và tài sản thế chấp, không cho vay đối với hộ còn tồn đọng nợ quá hạn để tập trung thu nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải chuyển hướng trong cơ cấu đầu tư, một mặt vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ có nhu cầu và khả năng trả nợ, mặt khác, chuyển qua cho vay trung hạn nhằm giúp đỡ những hộ gặp khó khăn như hộ gặp thiên tai, hộ nghèo có được nguồn vốn trong thời gian dài để tập trung cho sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao mức sống của người dân trong huyện.

3.2.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm, doanh số thu nợ thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng đánh giá tín dụng khách hàng có tốt hay không. Nếu doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ cho ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng cho vay

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 ± % ± % Trồng trọt 18.962 29.870 30.475 10.908 57,53% 605 2,03% Chăn nuôi 11.213 17.942 18.116 6.729 60,01% 174 0,97% TN - DV 3.589 5.200 5.384 1.611 44,89% 184 3,54% Khác 4.015 6.052 6.261 2.037 50,73% 209 3,45% Tổng DS thu nợ 37.779 59.064 60.236 21.285 56,34% 1.172 1,98%

31 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Thương nghiệp-dịch vụ Khác

Biểu đồ 3.3. Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2008 - 2010

Qua các chỉ tiêu phân tích ở bảng 3.5, doanh số thu nợ trong năm 2009 tăng 56,34%, tương đương 21.285 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số thu nợ tăng 1,98% so với năm 2009, tương đương 1.172 triệu đồng.

Trong đó đáng quan tâm nhất là ngành trồng trọt, luôn chiếm doanh số thu nợ cao nhất so với các ngành khác. Sang năm 2009 doanh số thu nợ tăng 57,53% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010 doanh số thu nợ tiếp tục tăng tương đương 2,03% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ở ngành trông trọt tăng là do việc sản xuất kinh doanh của người dân đạt hiệu quả cao, năng suất cây trồng cao do thời tiết thuận lợi và áp dụng nhiều biện pháp kĩ thật tiên tiến vào sản xuất, sản phẩm làm ra ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường, dễ tiêu thụ, từ đó đem lại lợi nhuận cho người dân kéo theo việc thu hồi nợ dễ dàng hơn.

Ở các ngành khác như: chăn nuôi, thương nghiệp - dịch vụ doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2009 doanh số thu nợ ngành chăn nuôi tăng 60,01% so với năm 2008, năm 2010 tăng 0,97% so với năm 2009. Ngành thương nghiệp dịch vụ năm 2009 doanh số thu nợ tăng 44,89% so với năm 2008, năm 2010 doanh số thu nợ tăng 3,54% so với năm 2009. Ở hai ngành này, doanh số thu nợ tăng tương đối chậm. Tuy nhiên thương nghiệp dịch vụ cũng là một ngành đáng chú ý, đây là loại hình kinh doanh không còn mới mẻ trên địa bàn huyện, nhưng trước đây ngành nghề này chưa mang lại nhiều lợi nhuận nên chưa thu hút được nhiều người dân tham gia kinh doanh, hiện nay nhờ thấy được hiệu quả mà thương nghiệp

32

dịch vụ mang lại nên người dân đã không ngừng học hỏi, mạnh dạn đầu tư nên việc đầu tư đã đem lại thu nhập cao cho người dân, giúp cho ngân hàng dễ dàng thu hồi vốn. Đối với các ngành nghề khác, doanh số thu nợ tăng nhẹ qua các năm, cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ tăng 50,73% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số thu nợ tăng 4,35% so với năm 2009. Qua đó cho thấy người dân không chỉ chú trọng đầu tư vào các ngành chủ chốt như trồng trọt, chăn nuôi... mà còn quan tâm đầu tư vào các ngành khác mang lại lợi nhuận.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan, một mặt thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, mặt khác cho ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến bộ.

3.2.2.3. Dƣ nợ ngắn hạn

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu và nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh. Một số dư nợ được gọi là hữu hiệu thì nó phải nhất định, Ngân hàng sẽ giảm bớt để xoay chuyển đồng vốn, phản ánh được thực tế tình hình cho vay tại thời điểm mà ngân hàng cần lập báo cáo, trong khi doanh số cho vay chỉ thể hiện số lượng đầu tư và quy mô đầu tư, hay có thể nói dư nợ phản ánh số lượng và chất lượng của tín dụng nói chung. Để đạt được điều đó, NHNo huyện đã dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình, cụ thể như sau

Bảng 3.7. Tình hình dƣ nợ ngắn hạn qua 3 năm 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục năm 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 ± % ± % Trồng trọt 58.423 69.390 71.485 10.967 18,77% 2.095 3,02% Chăn nuôi 39.156 44.235 45.618 5.079 12,97% 1.383 3,13% TN - DV 12.103 15.254 16.279 3.151 26,03% 1.025 6,72% Khác 17.766 20.456 21.113 2.690 15,14% 657 3,21% Tổng dƣ nợ 127.448 149.335 154.495 21.887 17,17% 5.160 3,46%

33 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Thương nghiệp-dịch vụ Khác

Biểu đồ 3.4. Doanh số dƣ nợ ngắn hạn qua 3 năm 2008 - 2010

Trong năm 2008, đáng quan tâm nhất là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, Ngân hàng đã đầu tư vào hai lĩnh vực này khá nhiều, từ đó dẫn đến việc thu hồi được nợ cũng gặp không ít khó khăn.

Sang năm 2009, dư nợ ở các ngành đều tăng lên ở mức khá cao: + Trồng trọt tăng so với năm 2008 là 18,77%.

+ Chăn nuôi tăng so với năm 2008 là 12,97%.

+ Thương nghiệp dịch vụ tăng so với năm 2008 là 26,03%. + Các ngành nghề khác tăng so với năm 2008 là 15,14%. Đến năm 2010

+ Trồng trọt tăng so với năm 2009 là 3,02%. + Chăn nuôi tăng so với năm 2009 là 3,13%.

+ Thương nghiệp dịch vụ tăng so với năm 2009 là 6,72%. + Các ngành nghề khác tăng so với năm 2009 là 3,21%.

Tình hình dư nợ trong hai năm 2009 và 2010 có diễn biến tương tự năm 2008. Trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành chiếm tỷ trọng cao. Hai ngành này được đầu tư khá lớn, doanh số cho vay tăng, kéo theo việc thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn, từ đó làm cho dư nợ tăng theo.

Các ngành như thương nghiệp dịch vụ và một số ngành nghề khác cũng tăng về dư nợ với số lượng đáng kể.

34

Để khắc phục tình trạng dư nợ ngày một tăng qua các năm, đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng phải có biện pháp thích đáng, đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay, bảo đảm nguồn vốn ngân hàng đầu tư có hiệu quả, đồng thời phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn của ngân hàng cũng như giúp đỡ các hộ dân đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, có được nguồn thu nhập để hoàn trả cả vốn và lãi cho ngân hàng trong thời gian thỏa thuận, giảm bớt được dư nợ kéo dài qua các năm sau.

3.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn

Trong việc cho vay ta vẫn coi nợ quá hạn là vấn đề tồn tại, là khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là khi người vay vốn mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ quá hạn và khi đó Ngân hàng phải chịu rủi ro về tài chính. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng ngân hàng càng lớn thì áp lực rủi ro về nợ quá hạn càng cao. Nó tăng lên về số tuyệt đối và tương đối. Do đó nợ quá hạn được đặt ra như là một vấn đề cấp bách và được xem xét tìm ra giải pháp để hạn chế việc tăng lên của nợ quá hạn.

Bảng 3.8. Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm 2008 - 2010

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 ± % ± % Trồng trọt 4.099,50 4.052,62 4.065,14 -46,88 -1,14% 12,52 0,31% Chăn nuôi 3.442,65 3.412,67 3.438,23 -29,98 -0,87% 25,56 0,75% TN - DV 1.054,60 1.135,31 1.152,56 80,71 7,65% 17,25 1,52% Khác 1.532,15 1.539,63 1.579,72 7,48 0,49% 40,09 2,60% Tổng nợ quá hạn 9.074,30 10.140,23 10.235,65 1.065,93 11,75% 95,42 0,94%

35 0.00 500.00 1000.00 1500.00 2000.00 2500.00 3000.00 3500.00 4000.00 4500.00 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Thương nghiệp-dịch vụ Khác

Biểu đồ 3.5. Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm 2008 - 2010

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk pps (Trang 32 - 43)