1.4. Nội dung của chế định công ty cổ phần một thành viên
1.4.3. Vốn của công ty cổ phần một thành viên
Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty”. Định nghĩa này cho thấy việc góp vốn vào công ty cổ phần một thành viên là việc người thành lập công ty đưa tài sản của mình vào công ty để trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 đã thay thế định nghĩa này bởi một định nghĩa nghiêng về kinh tế nhiều hơn là pháp lý. Điều 4, khoản 13 của Đạo luật mới này định nghĩa: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập [18, Điều 4, Khoản 4].
Vốn của công ty cổ phần một thành viên có thể bao gồm: vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu), vốn tự có và vốn vay. Pháp luật thông thường qui định những chuẩn mực thể hiện ý chí của Nhà nước. Các qui định này giúp các thương nhân điều chỉnh các hành vi của mình trong quá trình hình thành, quản lý, và sử dụng vốn của công ty.
Quy định của pháp luật về vốn của công ty cổ phần nói chung và công ty cổ phần một thành viên nói riêng có những nội dung như:
- Chủ thể góp vốn. - Hình thức góp vốn. - Cơ chế góp vốn. - Cơ cấu vốn. - Chuyển nhượng vốn. - Quản lý, sử dụng vốn. - Huy động vốn...
Bản thân trong quá trình tổ chức, và vận hành công ty, chủ sở hữu công ty có thể thông qua người điều hành công ty ban hành các quy tắc nội bộ công ty.
Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần một thành viên có những vấn đề cơ bản sau:
- Là kết quả của sự thể hiện ý chí của thành viên duy nhất của công ty; - Xác định quyền và nghĩa vụ của công ty, của thành viên công ty đối với vốn và tài sản trong công ty;
- Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần một thành viên được thể hiện chủ yếu qua điều lệ công ty hoặc trong chứng thư thể hiện ý chí của chủ sử hữu duy nhất của công ty.
Vốn là yếu tố nền tảng quan trọng không thể thiếu khi thành lập bất kỳ hình thức kinh doanh nào, không những quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, mà còn thể hiện khả năng thi hành các nghĩa vụ pháp lý của thực thể kinh doanh đó, đồng thời quyết định quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu công
ty. Ở nước ta hiện nay chưa từng có một đạo luật hay văn bản pháp luật nào quy định riêng các vấn đề vốn của các thực thể kinh doanh. Hiện nay có khá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ tài chính của doanh nghiệp, nhưng đối tượng điều chỉnh của những văn bản này là việc quản lý và sử dụng tài chính đúng mục đích, hiệu quả và lành mạnh của doanh nghiệp. Các vấn đề như cơ chế góp vốn, hình thành vốn, quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu vốn, quyền sử dụng vốn..., thì chưa có văn bản pháp luật nào đề cập riêng biệt tới.
Để công ty cổ phần một thành viên được thành lập, người đầu tư cần góp vốn thành lập công ty. Quá trình này thể hiện rõ ý chí, và sự quyết tâm đầu tư thành lập công ty của người đầu tư. Như vậy góp vốn thành lập công ty cần được pháp luật quan tâm điều chỉnh ở các vấn đề như: ai có quyền góp vốn? góp vốn bằng các phương thức gì? và kiểm soát việc góp vốn như thế nào? Luật Doanh nghiệp 2014 đã giải quyết chung các cau hỏi này tại các điều từ 35 đến 37 với các nội dung mà khó có thể áp dụng riêng cho công ty cổ phần một thành viên như sau: Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Khi góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền
sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn phải góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá, đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Vốn của công ty cổ phần được gồm:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông dùng tiền hoặc tài sản khác của mình để góp vốn vào công ty dưới hình thức mua cổ phần.
+ Vốn tự có là phần vốn góp mà công ty tự tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng dưới hình thức lợi nhuận không chia hết cho cổ đông mà giữ lại trong công ty.
+ Vốn vay là số vốn của các thực thể khác mà công ty được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Số vốn đó được trả lại cho chủ nợ. Vốn vay này bao gồm: vốn vay trung hạn và dài hạn. Đây chính là số vốn mà công ty vay trên một năm mới phải trả và được thực hiện bằng hai hình thức chính như: công ty có thể phát hành trái phiếu trên thị trường vốn để mọi cá nhân, tổ chức đều có thể mua; công ty có thể vay trực tiếp ngân hàng qua các hợp đồng dài hạn. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn mà công ty phải hoàn trả trong thời hạn là một năm. Nguồn vốn này có các hình thức như: công ty nợ các nhà cung cấp (mua chịu), tín dụng ngân hàng hoặc là nợ Nhà nước về các khoản phải nộp (chịu thuế chưa nộp)...