1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ
1.2.1. Vị trí của ngƣời bào chữa
Theo qui định của BLTTHS hiện hành thì NBC cùng với NBTG, bị can, bị cáo là ngƣời tham gia tố tụng. Trong khoa học Luật TTHS, NBC đƣợc xếp vào nhóm những ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ công lý[16, tr.131- 133] hoặc nhóm những ngƣời tham gia tố tụng để giúp đỡ ngƣời có quyền và lợi ích liên quan bao gồm NBC và ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự[50]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng NBC là ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ công lý, nó thể hiện đƣợc đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của NBC trong TTHS vì NBC tham gia tố tụng không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo mà còn giúp cơ quan, ngƣời THTT làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án, tránh đƣợc những sai lầm có thể mắc phải trong quá trình giải quyết vụ án. Mặt khác, NBC còn giúp những ngƣời tham gia tố tụng khác về mặt pháp lý cần thiết [16, tr.152-153].
Việc xác định vị trí NBC có phải là ngƣời tham gia tố tụng độc lập hay không, hay chỉ là ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo? họ có là một “chức danh tƣ pháp” độc lập hay không hay chỉ là ngƣời hoạt động trong phạm vi “bổ trợ tƣ pháp”, là “ngƣời tham gia tố tụng”?... là vấn đề phức tạp và đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: NBC là ngƣời tham gia tố tụng độc lập. Vị trí độc lập của NBC trong TTHS đƣợc xác định bằng các qui phạm pháp luật TTHS, trong đó qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của họ. Một số tác giả đã dựa vào qui định của pháp luật TTHS thực định cho NBC quyền đƣợc tự mình kháng cáo bản án theo hƣớng có lợi cho bị cáo trong trƣờng hợp bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất; quyền đƣa ra tài liệu, chứng cứ và yêu cầu; có quyền trình bày quan điểm của
mình mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bị can, bị cáo… từ đó coi NBC là ngƣời tham gia tố tụng độc lập [27, tr.43].
Quan điểm thứ hai cho rằng: không thể coi NBC là ngƣời tham gia tố tụng độc lập. Bởi vì, mối quan hệ giữa NBC và NBTG, bị can, bị cáo chỉ đƣợc thiết lập khi NBTG, bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp, ngƣời thân của họ mời NBC hoặc đƣợc CQTHTT chỉ định và chấp thuận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa. Do đó, có thể khẳng định ý chí của NBTG, bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay không có sự tham gia tố tụng của NBC. Xuất phát từ ý chí chủ quan từ chính bản thân, họ có thể từ chối NBC ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu nhận thấy sự tham gia của NBC là không cần thiết, không giúp đỡ gì cho họ hoặc làm xấu hơn tình trạng của họ [60, tr.13].
Các ý kiến trên xét trên một phƣơng diện, khía cạnh nào đó đều có tính thuyết phục, bởi các tác giả đều dựa trên thực tiễn TTHS và cơ sở pháp lý đƣợc qui định trong pháp luật TTHS. Tuy nhiên, để làm rõ vị trí của NBC trong TTHS cần đặt NBC trong mối quan hệ với các CQTHTT, ngƣời THTT, với đối tƣợng bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác.
- Trong quan hệ với CQTHTT và người THTT:
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, tƣ cách tham gia tố tụng của NBC không bình đẳng với ngƣời THTT. NBC chỉ là ngƣời tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tƣợng mà họ nhận bào chữa, còn ngƣời THTT là chủ thể sử dụng quyền lực, nhân danh quyền lực nhà nƣớc để ra những phán quyết đối với ngƣời tham gia tố tụng. Ngƣời THTT là “người thực hiện một số công việc đã được định trước mang tính chủ động” [29, tr.106], còn ngƣời tham gia là ngƣời “dự vào cho đầy đủ hơn mang tính thụ động” [35, tr.717]. Ở một số nƣớc trên thế giới, do địa vị pháp lý của NBC chỉ là ngƣời tham gia tố tụng, phạm vi hoạt động thuộc lĩnh vực
“bổ trợ tƣ pháp” nên thực chất họ chỉ là ngƣời trợ giúp pháp lý mang tính bị động, không có cơ sở cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập. Ở Việt Nam, vị trí của NBC chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, ở nhiều địa phƣơng CQTHTT vẫn gây khó dễ, phiền hà đối với NBC nhƣ: không chấp nhận ý kiến của đại diện gia đình, ngƣời thân thích nhờ NBC mà bắt buộc phải có ý kiến của NBTG, bị can, bị cáo trong khi đại diện gia đình, ngƣời thân thích hoặc NBC không thể tiếp xúc với NBTG, bị can, bị cáo vì họ đang ở trong Trại tạm giam. Việc tham gia tố tụng của NBC hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của CQTHTT.
Trong quan hệ với cơ quan, ngƣời THTT, NBC không đƣợc bình đẳng ở một số hoạt động nhƣ: điều tra, thu thập chứng cứ, tham gia hỏi cung bị can,… Chẳng hạn, tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS qui định NBC chỉ đƣợc hỏi NBTG, bị can nếu đƣợc Điều tra viên đồng ý. Vậy với những câu hỏi của NBC chỉ nhằm giúp đỡ NBTG, bị can về mặt tinh thần, hoặc những câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe của bị can thì cũng phải đƣợc Điều tra viên “ đồng ý”?; hoặc khi NBC thu thập đƣợc tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có trách nhiệm giao cho CQTHTT và những chứng cứ do NBC cung cấp có nhiều tình tiết có lợi cho đối tƣợng bào chữa thì hầu nhƣ ít đƣợc CQTHTT chấp nhận. Cơ quan, ngƣời THTT đƣợc pháp luật trao thẩm quyền chứng minh trong VAHS, đƣợc độc quyền trong việc thu thập chứng cứ. Với tƣ cách là ngƣời tham gia tố tụng, NBC không có quyền thu thập chứng cứ của vụ án, chỉ có quyền cung cấp tài liệu, đồ vật, đƣa ra yêu cầu. Trong toàn bộ quá trình giải quyết VAHS, CQTHTT luôn ở thế chủ động, từ việc thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đến việc đƣa ra các quyết định tố tụng liên quan đến việc giải quyết vụ án. Do đó, không thể hiện đƣợc quyền hạn, trách nhiệm của NBC, tạo ra sự bất bình đẳng giữa NBC với cơ quan, ngƣời THTT dẫn đến tâm lý thụ động của
NBC khi tham gia bào chữa cho thân chủ của họ. Trong mối quan hệ này, dƣờng nhƣ quan điểm của NBC trái ngƣợc với cơ quan, ngƣời THTT. Điều đó không có nghĩa là họ chống đối lại các CQTHTT mà mục đích tham gia của họ là để đảm bảo công lý, bảo vệ pháp luật.
- Trong quan hệ với đối tượng bào chữa:
Trên cơ sở qui định của BLTTHS năm 2003 có thể thấy NBC và NBTG, bị can, bị cáo đều là những ngƣời tham gia tố tụng, tuy địa vị pháp lý khác nhau nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. NBC tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo; ngƣợc lại, NBTG, bị can, bị cáo muốn quyền, lợi ích hợp pháp của mình đƣợc bảo vệ một cách tốt nhất phải cần đến ngƣời có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm tố tụng đó là NBC. Mối quan hệ giữa NBC với NBTG, bị can, bị cáo chỉ xuất hiện trên cơ sở một trong hai trƣờng hợp: NBTG, bị can, bị cáo, ngƣời đại diện hoặc ngƣời thân thích của họ mời NBC và đƣợc CQTHTT chấp thuận; hoặc do CQTHTT cử NBC cho NBTG, bị can, bị cáo và đƣợc họ chấp nhận. Khi tham gia bào chữa, NBC có hai loại quyền:
Thứ nhất, vì đều là ngƣời tham gia tố tụng và là ngƣời đại diện cho NBTG, bị can, bị cáo nên quyền của NBC cũng là quyền của NBTG, bị can, bị cáo. Theo đó, NBC có các quyền nhƣ: quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; quyền đề nghị thay đổi ngƣời THTT, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, ngƣời THTT, tranh luận tại phiên tòa,... Trừ một số quyền nhƣ: trình bày lời khai; quyền đƣợc nói lời sau cùng trƣớc khi nghị án,...
Thứ hai, khác với NBTG, bị can, bị cáo, NBC có những quyền riêng theo chức năng bào chữa: quyền có mặt khi lấy lời khai của NBTG, khi hỏi cung bị can; quyền đƣợc đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra,...
Mặc dù cũng là ngƣời đại diện nhƣng khác với việc đại diện của ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự. Ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự nếu đƣợc sự ủy quyền thì đƣợc thay mặt đƣơng sự có toàn quyền quyết định trong quá trình tham gia giải quyết vụ án. Nhƣng đối với NBC không đƣợc thay mặt đối tƣợng bào chữa để tham gia vào quá trình giải quyết vụ án mặc dù họ đều cùng hƣớng đến một mục đích là nhằm giải quyết TNHS cho NBTG, bị can, bị cáo vì quyền đƣợc tiếp xúc hồ sơ vụ án, tham gia hỏi tại phiên tòa,...là quyền riêng của NBC; quyền trình bày lời khai; quyền đƣợc nói lời sau cùng trƣớc khi nghị án,... là quyền riêng của NBTG, bị can, bị cáo.
Nhƣ vậy, trong mối quan hệ với đối tƣợng bào chữa, NBC tham gia TTHS với tƣ cách là ngƣời đại diện và cùng với đối tƣợng bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. NBC tham gia TTHS không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, họ tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tƣợng bào chữa, sự xuất hiện của họ ở một trong hai trƣờng hợp nhƣ trên nhƣng đều phụ thuộc vào ý chí của đối tƣợng bào chữa. Khi tham gia hoạt động bào chữa, NBC cũng có tính độc lập tƣơng đối, họ có những quyền riêng mà đối tƣợng bào chữa không có, họ không chịu sự ràng buộc bởi đối tƣợng bào chữa nếu đó là điều kiện trái pháp luật, không phải họ đã nhận thù lao mà phải làm mọi việc do đối tƣợng bào chữa yêu cầu.