SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 80 - 83)

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ CHẾ ĐỊNH NGƢỜI BÀO CHỮA

Chế định NBC đƣợc qui định trong BLTTHS năm 2003 qua hơn 10 năm thi hành đã phát huy hiệu quả trên thực tế. NBC đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo. Đồng thời, giúp cho quá trình giải quyết vụ án đƣợc khách quan, công bằng, hiệu quả, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, vƣớng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung cải cách tƣ pháp đƣợc ghi nhận trong Nghị quyết số 08[21] và Nghị quyết số 49[22] của Bộ Chính trị đó là chủ trƣơng đẩy mạnh tranh tụng và coi đây là giải pháp quan trọng, tạo những bƣớc cải cách có tính đột phá trong hoạt động tƣ pháp hình sự. Tăng cƣờng tranh tụng trong TTHS có ý nghĩa quan trọng với việc đẩy mạnh dân chủ, công bằng, công khai trong quá trình giải quyết vụ án, thiết lập các cơ chế bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con ngƣời, bảo đảm quyền dân chủ cho NBTG, bị can, bị cáo, tạo điều kiện mở rộng quyền bào chữa cho họ, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, chính xác, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội. Đồng thời, tăng cƣờng tranh tụng chính là một trong những giải pháp quan trọng, đặt ra yêu cầu đối với ngƣời THTT phải tự nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh công tác để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình TTHS. Để tiếp tục thực

Nghị quyết 49[22] của Bộ Chính trị, một trong những biện pháp quan trọng đó là hoàn thiện chế định NBC trong TTHS ở nƣớc ta.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành có các nội dung liên quan đến NBC nhƣ: Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 qui định về chế định Trợ giúp viên pháp lý và quyền bào chữa của ngƣời đƣợc Trợ giúp pháp lý; Nghị quyết số 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội tiếp tục khẳng định “TA nhân dân tối cao chỉ đạo TA tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa”; Hiến pháp năm 2013 có một số nội dung qui định liên quan đến quyền bào chữa: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ LS hoặc người khác bào chữa”[49, khoản 4 Điều 31]; “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” [49, khoản 5, khoản 7 Điều 103]. Do đó, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, giải quyết một số vấn đề bất cập do thực tiễn đặt ra.

Mặt khác, do BLTTHS năm 2003 qui định chƣa đầy đủ, chặt chẽ, thiếu tính thống nhất nên còn gặp khó khăn, lúng túng, bất cập, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng. Điều đó tạo nên những “rào cản” cho NBC trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế. Ví dụ: các qui định về chế định NBC còn nằm rải rác ở các chƣơng, điều khác nhau; chƣa có khái niệm thống nhất về NBC, phạm vi đối tƣợng bào chữa còn hẹp, chƣa mở rộng đối tƣợng bào chữa đối với ngƣời bị bắt nhƣ qui định tại Hiến pháp năm 2013; chƣa qui định về tiêu chuẩn, điều kiện của BCVND, ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo; việc xem xét chứng nhận tƣ cách NBC đối với BCVND, ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo còn nhiều vƣớng mắc do pháp luật qui định chƣa cụ thể, rõ ràng dẫn đến các CQTHTT gặp rất

nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ giống và khác LS bào chữa ở mức độ nào. Đồng thời, những chủ thể bào chữa này khi tham gia tố tụng cũng gặp phải không ít khó khăn, phiền hà từ qui định của luật. Nhiều chế định quan trọng chƣa đƣợc đƣa vào trong BLTTHS năm 2003 nhƣ chế định Trợ giúp viên pháp lý, nên còn bất cập, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế về ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý với chức danh LS, dẫn tới nhiều khó khăn trong hành nghề của Trợ giúp viên pháp lý. Thực tế nhiều trƣờng hợp NBTG, bị can, bị cáo chƣa hiểu rõ về Trợ giúp viên pháp lý nên thƣờng từ chối nhờ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử NBC cho họ; vị trí, vai trò của NBC chƣa thực sự đƣợc coi trọng bởi sự nhận thức chƣa đầy đủ của cơ quan, ngƣời THTT và bởi chính qui định của Bộ luật (NBC chỉ là ngƣời tham gia tố tụng); quyền và nghĩa vụ của NBC đƣợc qui định cụ thể, rõ ràng, nhƣng chƣa thực sự tạo cơ hội bình đẳng cho NBC trong tham gia TTHS nên không phát huy đƣợc vai trò trong thực tiễn; hoạt động tranh tụng tại Tòa chƣa đƣợc mở rộng, còn mang đậm dấu ấn của mô hình tố tụng thẩm vấn với đặc trƣng cơ bản là xây dựng, sử dụng hồ sơ vụ án với các chứng cứ viết để xét xử; phƣơng pháp tìm kiếm chứng cứ để buộc tội ngƣời bị nghi thực hiện tội phạm chủ yếu bằng việc bắt, tạm giữ, tạm giam để thiết lập hồ sơ vụ án chứ không phải tìm đầy đủ chứng cứ buộc tội rồi mới bắt, tạm giữ, tạm giam; CQTHTT có quyền hạn rất lớn trong việc điều tra, truy tố, xét xử bằng việc có toàn quyền quyết định khởi tố, truy tố, xét xử ngƣời phạm tội ra trƣớc TA; mọi hành vi của những ngƣời tham gia tố tụng trong đó có NBC đều phải chịu sự cho phép của các CQTHTT; trong BLTTHS năm 2003 còn thiếu vắng các quy phạm điều chỉnh sự tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, tranh tụng tại phiên tòa bị hạn chế, một số Thẩm phán còn hạn chế thời gian trình bày lời bào chữa của bị cáo hoặc NBC; Chủ tọa phiên tòa không yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của

do VKS đƣa ra; việc xét hỏi tranh luận tại phiên tòa chƣa đáp ứng yêu cầu tranh tụng, HĐXX còn đặt ra những câu hỏi mang tính áp đặt buộc bị cáo khai đúng với lời khai ở các giai đoạn trƣớc; HĐXX nhiều khi làm thay chức năng của VKS nhƣ: đƣợc quyền quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện đƣợc tội phạm hoặc ngƣời phạm tội mới cần phải điều tra, do đó với tính chất là “trọng tài” điều khiển sự tranh luận giữa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với NBC đã mất đi tính khách quan, phiên toà theo tinh thần cải cách tƣ pháp không còn ý nghĩa…

Về những hạn chế, bất cập của một số qui định trong BLTTHS năm 2003 liên quan đến chế định NBC đã đƣợc tác giả đề cập ở một số nội dung chƣơng 1 và chƣơng 2 của Luận văn và đƣợc minh chứng bằng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong quá trình công tác và qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

Trên cơ sở nghiên cứu các qui định pháp luật hiện hành về chế định NBC và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dƣơng, tác giả cho rằng việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2003 trong đó có những vấn đề liên quan đến chế định NBC là công việc có tính cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp đang diễn ra ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)