lớn trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, khơi phục trật tự quản lí nhà nước, trật tự pháp luật.
1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC
Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính có vai trò quan trọng trong
việc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân. Để đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa, đấu tranh vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm và bảo đảm pháp chế, bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền con người và các điều ước Quốc tế có liên quan, việc quy định và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện trên cơ sở một số yêu cầu sau đây.
1.3.1. Yêu cầu đối với việc xây dựng pháp luật các biện pháp xử lý hành chính khác hành chính khác
Thứ nhất: Các biện pháp xử lí hành chính khác phải được quy định
bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như đã phân tích ở trên thì ngồi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ chung áp dụng các biện pháp xử lí hành chính, Chính phủ quy định chế độ áp dụng, cách thức tổ chức cụ thể các biện pháp, các cơ quan khác của Nhà nước không được quy định mới về các biện pháp xử lí hành chính khác. Pháp luật phải quy định rõ những cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự thống nhất về cơ sở pháp lí trong việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính, tránh sự chồng chéo, lạm dụng thẩm quyền.
Thứ hai: Việc quy định các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn quản
lí hành chính nhà nước và yêu cầu đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trong từng giai đoạn. Pháp luật là hiện tượng chính trị - xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng phải luôn thay đổi để phù hợp với cơ sở hạ tầng và sự phát triển của xã hội. Đời sống chính trị, kinh tế- xã hội không ngừng thay đổi và phát triển sẽ kéo theo vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó, việc quy định các biện pháp xử lí hành chính cũng phải ln dựa vào tình hình cụ thể mỗi giai đoạn. Số lượng các biện pháp phải đủ và đảm bảo tính răn đe, xử lí kịp thời, triệt để mọi đối tượng. Đồng thời hệ thống các biện pháp cũng phải được quy định một cách nghiêm minh, rõ ràng, hợp lí, minh bạch vừa đảm bảo khả năng áp dụng thích ứng, linh hoạt với các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, đảm bảo dân chủ, tình hình trong nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ ba: Pháp luật cần quy định cụ thể, chặt chẽ về thẩm quyền, thủ
tục, các trường hợp và giới hạn áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng. Việc quy định chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lí thống nhất, nhanh chóng, tránh việc lạm quyền, tùy tiện trong việc xử lí đồng thời hạn chế việc xâm phạm quyền của người bị áp dụng, đặc biệt đối tượng người chưa thành niên. Hơn nữa, thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác quy định một cách chặt chẽ, minh bạch sẽ đảm bảo sự bình đẳng và dân chủ, đảm bảo quyền công dân, quyền con người.
Thứ tư: Việc quy định các biện pháp xử lí hành chính khác phải đảm
bảo dân chủ, quyền công dân, quyền con người, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan. Các biện pháp xử lí hành chính có tính chất nghiêm khắc, hạn chế quyền tự do con người. Do vậy, khi quy định hệ thống các biện
pháp này cần hết sức chặt chẽ, để một mặt đảm bảo mục đích và hiệu quả áp dụng các biện pháp, đồng thời bảo đảm dân chủ, quyền con người và các chuẩn mực pháp luật quốc tế có liên quan.
Thứ năm: Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính phải được quy
định thống nhất, đồng bộ, mang tính ổn định. u cầu này địi hỏi các biện pháp xử lí hành chính khác phải nhất quán về mặt pháp lí. Tính nhất quán thể hiện ở cả mặt bên ngoài và bên trong của hệ thống. Mặt bên ngồi địi hỏi hệ thống các biện pháp này khơng có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Các văn bản pháp luật quy định về các biện pháp xử lí hành chính đa dạng bao gồm cả nhưng quy định chung trong Pháp lệnh và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Các văn bản này cần quy định một cách thống nhất. Mặt bên trong đòi hỏi hệ thống các biện pháp phải tuân theo các nguyên tắc pháp lí cơ bản về cơng bằng, nhân đạo, bảo đảm pháp chế, vừa kết hợp giáo dục với cưỡng chế, trừng trị [36, tr. 106].
Ngồi ra, hệ thống các biện pháp xử lí hành chính mang tính ổn định. Việc bổ sung, sửa đổi, thay thế, hủy bỏ một biện pháp xử phạt nào đó hoặc mối liên hệ giữa các chế tài không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật mà phải xuất phát từ thực tiễn tình hình biến đổi khách quan của đời sống kinh tế - xã hội, từ thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, từ nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.