CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 74)

HÀNH CHÍNH KHÁC Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tun truyền, phổ biến giải thích

cần triển khai, tổ chức những đợt tuyên truyền phổ biến nội dung pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác, để cho người dân nắm vững và nhận thức tầm nguy hiểm của vi phạm pháp luật, vai trò của họ trong việc hỗ trợ, phối hợp các cơ quan có thẩm quyền trong việc giáo dục các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó cần triển khai cơng tác tập huấn cho những người có thẩm quyền nắm vững quy định pháp luật và xem xét, xử lí cơng minh, khách quan các đối tượng vi phạm, hạn chế oan sai.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội

ngũ cán bộ, cơng chức, đội ngũ nhân sự có trách nhiệm trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác. Cán bộ là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của công việc, đặc biệt là đối với việc giáo dục, quản lí, cảm hóa những đối tượng vi phạm càng khó khăn và quan trọng hơn. Do đó cần xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng chun mơn cao, có kĩ năng nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và am hiểu luật pháp để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Xây dựng lực lượng cảnh sát trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đủ về số lượng, trình độ nghiệp vụ cao. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bổ sung biên chế những người được đào tạo chính quy, tạo điều kiện cán bộ đang công tác những đợt tập huấn và đi học, đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt nâng cao khả năng giải quyết tình huống; cần phải có chính sách thích hợp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cán bộ, giáo viên có thể tâm huyết và gắn bó lâu dài, làm việc hiệu quả; phải thường xuyên bồi dưỡng chính trị, phẩm chất lối sống cho cán bộ, chiến sĩ, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện hoang mang, nhận thức lệch lạc.

Thứ ba, nâng cao chế độ trách nhiệm và cơ chế phối hợp các cơ quan,

đoàn thể, các cấp các ngành và gia đình, cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác. Vì một trong những đặc trưng của các biện

pháp này, đặc biệt là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là liên quan đến vấn đề cư trú, vấn đề giáo dục, tác động từ cộng đồng. Vì vậy kiến nghị trong các văn bản pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đồn thể, gia đình, cụ thể hơn nữa về sự phối hợp giữa các cơ quan và của cả cộng đồng dân cư trong việc quản lí, giáo dục các đối tượng vi phạm.

Thứ tư, bảo đảm các nguồn lực: kinh phí, điều kiện về cơ sở vật chất

và các trang thiết bị cần thiết cho việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Nhà nước cần quan tâm đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trường giáo dưỡng riêng giữa hành chính và hình sự, cơng cụ trang thiết bị là yếu tố quan trọng không nhỏ quyết định đến kết quả cơng tác quản lí trại viên, học sinh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư kinh phí nâng cao các tiêu chuẩn sinh hoạt cho học viên về chế độ ăn uống, mặc sinh hoạt, học tập, chữa bệnh để đảm bảo sức khỏe, đáp ứng điều kiện cần thiết để đào tạo nghề. Có thể xã hội hóa từng bước và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động này. Hay trong xu thế hội nhập và phát triển hiện này, chúng ta có thể tăng cường hợp tác quốc tế tranh thủ các nguồn lực đầu tư và học hỏi kinh nghiệm các nước để xây dựng mơ hình phù hợp.

Thứ năm, hồn thiện các quy định về chế độ khen thưởng và xử lí vi

phạm đối với người thực thi cơng vụ. Cần phải có quy định riêng cụ thể về chế độ khen thưởng đối với những người có nhiều thành tích trong việc giáo dục, quản lí, cảm hóa các đối tượng vi phạm. Mặt khác, đối với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền con người của đối tượng bị áp dụng phải có hình thức kỉ luật, xử lí rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo khách quan, chính xác trong việc áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác.

Thứ sáu, cần đề ra phương án tổ chức tốt cơng tác tái hịa nhập cộng

cộng đồng nhằm xóa đi mặc cảm tội lỗi, lạc quan, giúp đỡ họ nhanh chóng hịa nhập. Muốn làm được điều đó, cần tổ chức tốt ngay khâu tiếp nhận đối tượng khi mới trở về, các cơ quan, đoàn thể cần giúp đỡ, động viên họ, đặc biệt cần tạo công ăn việc làm cho các đối tượng này để họ ổn định cuộc sống, làm ăn lương thiện tránh sa vào con đường cũ. Các cơ sở giáo dục, chữa bệnh, trường giáo dưỡng khi đối tượng hết thời hạn có thể liên hệ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tạo việc làm cho họ phù hợp với những nghề họ được học trong trường. Trong địa phương, khu phố cần vận động họ tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoặc những đối tượng có nhiều tiến bộ có thể tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự như lực lượng dân phòng, bảo vệ trật tự viên…Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong việc tiếp tục quản lí, tạo điều kiện cho các đối tượng, đặc biệt là người chưa thành niên khi họ đã chấp hành xong quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác giảm thiểu những trường hợp quay trở về con đường cũ, tái phạm nhiều lần.

Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc

áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Việc kiểm tra của các Bộ, cơ quan ngang bộ cần tiến hành thường xuyên đối với việc lập hồ sơ, quyết định các biện pháp xử lí hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp. Ngồi ra, công tác kiểm tra trong nội bộ cơ quan hành chính cũng cần được tiến hành thường xuyên. Ủy ban nhân nhân các cấp cần đẩy mạnh công tác kiểm tra việc xử lí vi phạm pháp luật, xử lí người sai phạm, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lí hành chính tại địa phương theo quy định pháp luật; Đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát cụ thể thường xuyên của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định áp dụng biện pháp và cả trong quá trình chấp hành biện pháp xử lí hành chính. Cơ chế giám sát này phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên góp phần tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền khi ra các quyết định áp dụng biện pháp xử lí hành chính, cần quy định chế độ báo cáo của cơ quan thực thi pháp luật nhằm giảm bớt những tùy tiện, tiêu

cực trong khi xử lí, thực hiện, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác trong giai đoạn hiện nay được xem là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan, bắt nguồn từ địi hỏi cấp thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo dân chủ và quyền con người, chủ động hội nhập quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác phải được tiến hành đồng bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp về tổ chức thực hiện. Việc tiến hành một cách có hiệu quả, đồng bộ và khoa học các giải pháp này có ý nghĩa to lớn góp phần giải quyết kịp thời những tệ nạn, nhức nhối trong đời sống xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và cịn góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh, phịng ngừa tội phạm, bảo đảm quyền và lợi ích của cơng dân và toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng quy định và thực tiễn tổ chức thực hiện của các biện pháp xử lí hành chính khác, có thể nhận thấy các biện pháp xử lí hành chính khác có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, văn hóa, đồng thời đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, cảm hóa nhiều đối tượng trở thành cơng dân có ích cho xã hội, biết tôn trọng pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Sự tồn tại của các biện pháp xử lí hành chính là cần thiết và có tác dụng thiết thực to lớn. Tiếp thu những ý kiến, phương hướng, giải pháp hồn thiện đưa khung pháp lí về xử lí hành chính lên tầm cao mới, đảm bảo phù hợp hơn nữa với những cam kết quốc tế.

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng, vai trò to lớn của các biện pháp xử lí hành chính khác, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này, tìm ra những đặc điểm chung và đặc trưng riêng, vai trị của các biện pháp xử lí hành chính khác, từ đó xây dựng khá hồn chỉnh khái niệm về các biện pháp xử lí hành chính khác. Đồng thời luận văn xác định các yêu cầu cụ thể cho việc quy định và áp dụng các biện pháp này trên thực tế đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào đánh giá, phân tích thực trạng quy định pháp luật, tìm ra những điểm hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện hành về đối tượng áp dụng, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác và đề xuất những giải pháp xác đáng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, phòng chống vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích cơng dân, quyền con người, đảm bảo dân chủ và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 74)