Thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 43)

bảo quyền con người. Quy định về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác quy định từ Điều 23 đến Điều 26 đã xác định các loại đối tượng cụ thể khác nhau, tuy nhiên một số quy định còn hạn chế, bất cập, không đồng bộ, thiếu thống nhất cần phải nghiên cứu sửa đổi trong dự thảo luật mới.

2.1.3. Thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác chính khác

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 23, 24, 25, 26 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính và quy định chi tiết tại các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Theo

đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Ngồi ra cịn có các chủ thể khác tham gia trong q trình xem xét ra quyết định (Cơng an, Tư pháp, Lao động thương binh và xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà trường, tổ dân phố) là các chủ thể đề nghị áp dụng biện pháp, chủ thể lập hồ sơ, chủ thể tham gia họp, hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ…

Như vậy, có thể thấy rằng quy định về chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác khá rộng, việc quy định từng loại chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau là phù hợp với các loại đối tượng. Tuy vậy, cũng cần xem xét một số vấn đề còn hạn chế, chưa phù hợp về thẩm quyền áp dụng các biện pháp này.

Trước hết, việc giao cho chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp - cá nhân

đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có quyền ra phán quyết quyết định áp dụng biện pháp tước, hạn chế quyền tự do của công dân thiếu một cơ chế cơng khai, dân chủ, bình đẳng, tranh luận trước khi quyết định chưa phù hợp quy định Điều 72 Hiến pháp: "không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tịa án đã có hiệu lực pháp luật" [29], (vì một số hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính

có dấu hiệu là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự), Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (khoản 4, Điều 9). Việc ra phán quyết làm ảnh hưởng đến quyền tự do của đối tượng thì về nguyên tắc bắt buộc phải dựa trên sự phán quyết của tòa án nhân dân có thẩm quyền, xem xét trên cơ sở cơng khai, có sự tranh tụng của các bên.

Hai là, việc Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính quy định chủ tịch Ủy

tịch Ủy ban nhân dân không tiến hành xem xét áp dụng biện pháp với từng đối tượng một cách trực tiếp mà trên cơ sở hồ sơ và biên bản cuộc họp và ý kiến của Hội đồng tư vấn. Thậm chí, chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng không tham gia vào hội đồng tư vấn đó để xem xét cơng khai và đưa ra quyết định. Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thể hiện rõ tính chất mệnh lệnh, đơn phương. Việc các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp có hậu quả pháp lí là làm hạn chế quyền tự do của cá nhân công dân, mà việc quy định chỉ căn cứ vào hồ sơ do phía cơ quan tiến hành thủ tục áp dụng cưỡng chế thu thập được là không công bằng, không khách quan [19, tr. 2].

Ba là, để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền, Pháp lệnh Xử lí vi

phạm hành chính quy định về sự tham gia của Hội đồng tư vấn giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân trong việc ra quyết định, tuy nhiên quy định về vai trò, nhiệm vụ của hội đồng tư vấn chưa rõ ràng, cụ thể. Hội đồng tư vấn chưa thể hiện rõ là một cơ quan chuyên trách trong việc ra quyết định áp dụng các biện pháp, chưa có một quy trình xem xét cơng khai, dân chủ. Có ý kiến cho rằng, hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc "án tại hồ sơ", thời gian thảo luận ngắn, trong khi đó số lượng đối tượng nhiều do đó khó đảm bảo tính khách quan, chính xác của từng vụ việc [21, tr. 63]. Điều này khác hẳn với việc xét xử của cơ quan tư pháp, khi có q trình xem xét hồ sơ lâu dài, từng đối tượng, vụ việc được giải quyết riêng biệt, đảm bảo quy trình tố tụng. Hội đồng tư vấn có sự tham gia tương đối đông đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội..nhưng khơng có sự đại diện gia đình đối tượng (trừ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn), khơng có sự tham gia của thành phần đại diện cho quyền lợi từ phía đối tượng (nhà trường, Đoàn thanh niên, đại diện tổ dân cư, cha mẹ hoặc người giám hộ..) đối với cuộc họp của hội đồng tư vấn đưa vào trường giáo dưỡng. Từ đó, có thể thấy, việc xem xét, bàn bạc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác mang tính chất đơn phương, áp đặt một phía, thiếu khách quan.

Thẩm quyền quy định có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, tuy nhiên chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; chưa quy định cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc áp dụng các biện pháp, lẫn lộn trách nhiệm cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)