Người ký thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam (Trang 67 - 68)

Khoản 2, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại quy định một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu là: "Người xác

lập thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật".

Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp những người khơng có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài nhưng vẫn thực hiện việc ký thỏa thuận, hậu quả dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Ví dụ: Trường hợp Phó giám đốc được giám đốc (người đại diên theo

pháp luật) của doanh nghiệp uỷ quyền ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng, mặc dù khơng có giấy uỷ quyền mới của giám đốc nhưng phó giám đốc vẫn ký văn bản với đối tác đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Thoả thuận trọng tài này bị vơ hiệu do phó giám đốc khơng có thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp này, phó giám đốc chỉ được uỷ quyền để ký kết hợp đồng thì khi ký xong hợp đồng, việc uỷ quyền này hết giá trị. Phó giám đốc muốn ký thoả thuận trọng tài cần có sự uỷ quyền mới.

- Thoả thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa

chọn quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài khác

Việc lựa chọn một tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp là việc rất cần thiết vì quy định như vậy sẽ chỉ rõ ra được tổ chức trọng tài nào có quyền giải quyết tranh chấp, tránh việc sau khi tranh chấp phát sinh hai bên lại phải ngồi lại với nhau và thảo luận việc lựa chọn tổ chức trọng tài. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các bên đã thỏa thuận lựa chọn một tổ chức trọng tài này

có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhưng lại thỏa thuận lựa chọn quy tắc tố tụng của một tổ chức trọng tài khác.

Ví dụ: Một thỏa thuận trọng tài như sau: "Tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)".

Nếu thoả thuận trọng tài được ký kết theo dạng này sẽ khơng thực hiện được trên thực tế và có thể dẫn đến tình trạng cả VIAC và Tồ án đều khơng thụ lý giải quyết vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)