- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu
2.1.2. Các quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tà
Điều 19, Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã quy định thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Tuy nhiên, việc quy định chung chung như vậy sẽ gây khó khăn trong q trình giải quyết một số trường hợp hợp đồng vô hiệu và thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng.
Ví dụ: Trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong một
hợp đồng cụ thể, hợp đồng đó về bản chất là vơ hiệu, nhưng thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu. Vấn đề đặt ra là các bên tranh chấp có hay khơng có quyền được yêu cầu trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Nếu trọng tài khơng có thẩm quyền xem xét vấn đề này khi các bên yêu cầu thì việc khẳng định sự tồn tại độc lập của thỏa thuận trọng tài với hiệu lực của hợp đồng đi kèm với nó khơng có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu các bên không được quyền yêu cầu trọng tài giải quyết mà vẫn giữ nguyên tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể sẽ là nguyên nhân cản trở các bên yêu cầu Tịa án giải quyết vụ việc.
Một ví dụ khác: Trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản
của hợp đồng, khi có tranh chấp, các bên đưa ra giải quyết tại trọng tài và trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phát hiện ra hợp đồng mà các bên giao kết và cả điều khoản trọng tài chứa đựng trong đó đều vơ hiệu thì một vấn đề đặt ra là: khi đó trọng tài sẽ khơng có quyền tun hợp đồng vô hiệu nhưng trọng tài có được quyền tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu để làm căn cứ từ chối thụ lý vụ tranh chấp hay không? Đây là trường hợp phát sinh trong thực tiễn mà hiện nay chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh một cách cụ thể.