- Mặt trận Tổ quốcViệt Nam giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước.
3.1. Nhu cầu phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở nƣớc ta hiện nay.
gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở nƣớc ta hiện nay.
Ngày nay, trong điều kiện chỉ có duy nhất một Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, để bảo đảm và phát huy chế độ dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, Đảng cần lãnh đạo để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng xác định: động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa nông dân và tri thức, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội để phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nƣớc. Đoàn kết bao giờ cũng đi liền với dân chủ, có dân chủ thực sự, trong đó Đảng, Nhà nƣớc và cả hệ thống chính trị hoạt động phải thực sự vì dân, gắn bó với dân, đề ra và quyết định các chính sách, chủ trƣơng xuất phát từ nguyện vọng và trí tuệ của dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự giám sát và kiểm tra thƣờng xuyên của dân, tạo điều kiện thiết thực cho dân, phát huy quyền làm chủ của dân, thì mới huy động đƣợc sức mạnh vật chất và tinh thần của dân, của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nƣớc, phát triển xã hội. Có dân chủ thực sự mới đoàn kết, mới có đồng thuận xã hội ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao làm nền tảng cho ổn định xã hội, ổn định chính trị của đất nƣớc. Cũng trong điều kiện ấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không chỉ động viên tinh thần yêu nƣớc, nhiệt tình lao động của toàn dân cho công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không chỉ đơn thuần là Mặt trận hiệu triệu, động viên nhân dân, tổ chức các phong trào mặt trận mà phải thể hiện đƣợc vai trò và tính chất liên minh rộng rãi nhất đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc. Có nghĩa là Mặt trận phải thể hiện đƣợc vai trò tham chính và phản biện xã hội, nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo và điều hành đất nƣớc tránh những sai lầm, khuyết điểm do tệ quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên.
88
Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nhân dân có tổ chức, là một bộ phận trong hệ thống chính trị, Mặt trận vừa có quyền lực, vừa có vị thế trong xã hội. Các quyền cụ thể nhƣ: quyền giám sát, quyền phản biện, quyền hiệp thƣơng, tham gia cùng nhà nƣớc trong một số hoạt động quản lý, động viên nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình, tổ chức phong trào các cuộc vận động ... đƣợc chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc quy định. Về bản chất đó không phải là quyền lực nhà nƣớc, nhƣng là quyền lực chính trị hợp hiến. Đây là một nét mới, độc đáo về chức năng của Mặt trận, là hƣớng đổi mới chức năng của Mặt trận, cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện và thể chế trong pháp luật. Đây cũng sẽ là một điều kiện quan trọng, khác hẳn với điều kiện hoạt động của Mặt trận khi chƣa có chính quyền và khi chƣa thực hiện công cuộc đổi mới.
Mặt trận là một tổ chức duy nhất có thể tập hợp rộng rãi nhất mọi tầng lớp trong xã hội và các đoàn thể nhân dân có lợi thế để làm tốt vai trò tham chính và phản biện xã hội nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Ở đây, mỗi đoàn thể nhân dân đều có thế mạnh riêng trong việc tập hợp và phát huy tiếng nói của hội viên, đoàn viên của mình, song việc tập hợp tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là thế mạnh ƣu việt của Mặt trận. Chính vì thế phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Đồng thời, việc đổi mới Mặt trận lúc này để Mặt trận thực sự trở thành tổ chức chính trị-xã hội luôn đƣợc nhân dân tin cậy, làm chỗ dựa và làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc là việc làm hết sức có ý nghĩa.
3.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng cơ bản nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng và củng