Tham gia xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 46 - 50)

Điều 9 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về nội dung tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận nhƣ sau: Kiến nghị với Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ về dự kiến chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh; Trình Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội dự án Luật, pháp lệnh; cùng với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông tƣ liên tịch để hƣớng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia quản lý nhà nƣớc; tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, nghị định và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định nhƣ sau: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật". (Điều 4) và "Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết,cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối

46

tượng lấy ý kiến... Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý. (Điều 35).

Trên thực tế, hoạt động này của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lâu nay đƣợc thực hiện chủ yếu ở cấp Trung ƣơng mà nòng cốt là Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trung ƣơng các Đoàn thể là thành viên của Mặt trận. Công tác xây dựng pháp luật vốn là công việc của Nhà nƣớc, vì vậy, quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền tham gia xây dựng pháp luật là những quy định thể hiện tính dân chủ trong xây dựng pháp luật của Nhà nƣớc ta. Sự tham gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có tham gia xây dựng pháp luật là nhu cầu tự thân của các cơ quan nhà nƣớc. Bản chất nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nƣớc có dựa vào Mặt trận mới phát huy đƣợc đầy đủ quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của toàn dân, cũng chính là sức mạnh của bản thân Nhà nƣớc trong việc tổ chức thực hiện chức năng quản lý của mình. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật ở tất cả các khâu, từ việc trình dự án luật ra trƣớc Quốc hội cho đến việc tham gia ý kiến vào các dự án luật do cơ quan Nhà nƣớc soạn thảo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân và giám sát việc thi hành pháp luật. Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, song đối với những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, hay nhƣ phong tục tập quán, quy định, quy ƣớc của tập thể, cộng đồng thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ƣu thế hơn trong việc vận động, tuyên truyền, hƣớng dẫn nhân dân phát huy cái đẹp; khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ các tập tục thói quen xấu, lạc hậu, cổ hủ và nhất là hỗ trợ pháp luật điều tiết hành vi xã hội.

Hoạt động có tính nổi bật hơn cả là, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi năm đã tham gia ý kiến vào hàng chục dự án luật, pháp lệnh, nghị định. Nhiều bản góp ý do biết phát huy trí tuệ của đội ngũ tƣ vấn, cộng tác viên và mở rộng đối tƣợng góp ý mà có chất lƣợng cao, có sắc thái riêng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đƣợc cơ quan soạn thảo trân trọng tiếp thu và đƣợc Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội chấp nhận.

47

Điển hình nhƣ năm 1998 khi Quốc hội xem xét thông qua Luật Quốc tịch, đại diện Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có một phát biểu quan trọng làm thay đổi cơ bản quan điểm của Ban soạn thảo trong vấn đề “Quốc tịch của người Việt Nam cư trú ở nước ngoài” đƣợc dƣ luận đánh giá rất cao. Thực tế là, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý kiến, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có ý kiến bằng văn bản không đồng tình với quan điểm của Ban soạn thảo về vấn đề trên nhƣng Ban soạn thảo đã không tiếp thu và vẫn giữ quan điểm của mình để trình dự án ra Quốc hội. Qua khảo sát, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thấy rằng tâm tƣ nguyện vọng của một số cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài nhƣ Mỹ, Pháp, Úc…, đa số bà con đều không muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam (dù nhiều ngƣời đã gia nhập quốc tịch nƣớc sở tại) và vẫn một lòng hƣớng về quê hƣơng đất nƣớc. Hơn nữa, theo các tài liệu khảo sát tại thời điểm đó trong tổng số hơn 2 triệu ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thì có tới hơn 1,7 triệu ngƣời sống ở các nƣớc theo nguyên tắc đa quốc tịch nhƣ Mỹ, Pháp, Úc... nghĩa là các nƣớc đó cho phép công dân của họ có quyền mang quốc tịch nƣớc khác. Trƣớc Quốc hội, lập luận của đại diện Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhƣ sau: "Đại đa số bà con kiều bào ta có tinh thần yêu nước, luôn hướng về đất nước, quê hương; có tới hai phần ba tổng số Việt kiều đang cư trú ở các nước không theo nguyên tắc một quốc tịch, nghĩa là luật pháp các nước này không cấm người Việt Nam đã gia nhập quốc tịch nước họ thì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Vậy thì tại sao chỉ vì để dễ bề cho vấn đề “quản lý Nhà nước” mà ta lại quy định buộc bà con phải lựa chọn hoặc theo quốc tịch nước ngoài thì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam và ngược lại. Nếu đem so sánh giữa cái được và cái không được thì rõ ràng nếu theo quan điểm của Ban soạn thảo thì cái được sẽ rất ít...".

Phát biểu trên đã đƣợc đa số đại biểu Quốc hội tán thành và cuối cùng Quốc hội đã biểu quyết theo hƣớng đề nghị của Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kết quả đó, đã làm nức lòng cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, họ đã hết sức trân trọng, đánh giá cao chính kiến,

48

quan điểm của Mặt trận. Tại Quốc hội khoá X, khi xem xét thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi), cũng do có ý kiến của Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà một vấn đề rất quan trọng đã đƣợc điều chỉnh đó là chƣơng “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”. Theo dự thảo trình ra trƣớc Quốc hội, hầu hết các tội danh thuộc chƣơng này đều có mức hình phạt khởi điểm rất thấp, chủ yếu là cải tạo không giam giữ. Điều đáng nói ở đây là chủ thể của các tội danh này lại là các cán bộ, nhân viên Nhà nƣớc khối tƣ pháp nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… Hơn nữa, những năm gần đây, tỷ lệ cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật có xu hƣớng gia tăng, gây bất bình trong dƣ luận và làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Đáng chú ý, một nguyên tắc cơ bản đƣợc xác định trong Hiến pháp là “Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”. Nhƣ vậy, nếu quy định theo nhƣ dự thảo sẽ không thể hiện đƣợc sự bình đẳng trƣớc pháp luật của mọi công dân và không có tác dụng trong việc hạn chế, ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật từ phía cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ những phân tích có cơ sở và thuyết phục của đại diện Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội đã yêu cầu Ban soạn thảo điều chỉnh lại và biểu quyết theo hƣớng bỏ các hình phạt “cải tạo không giam giữ” sửa thành hình phạt nặng hơn đối với hầu hết các tội danh thuộc chƣơng này...

Có thể nói, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với đội ngũ cán bộ không đông và ít có ngƣời chuyên sâu về công tác pháp luật, nhƣng lại có đƣợc những ý kiến có sức thuyết phục nhƣ vậy là bởi:

Thứ nhất, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức và phát huy tốt đội ngũ tƣ vấn, công tác viên của Mặt trận. Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua đã quy định Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thành lập các Hội đồng tư vấn, mở rộng đội ngũ cộng tác viên ở cấp mình, giúp Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hiện nay, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 08 Hội đồng tƣ vấn trên các lĩnh vực. Trong đó, Hội đồng tƣ vấn

49

Dân chủ-Pháp luật có chức năng tƣ vấn cho Ban Thƣờng trực Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật, tập trung vào những lĩnh vực liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nƣớc và dân chủ hoá đời sống xã hội. Với đội ngũ nhiều chuyên gia có trình độ pháp lý chuyên sâu, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lập pháp và thi hành pháp luật. Đặc biệt, thành viên của Hội đồng còn bao gồm đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội, để thay mặt cho lực lƣợng đông đảo đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia ý kiến góp ý trên cơ sở đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Thứ hai, tổ chức tốt việc lấy ý kiến của các tổ chức thành viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong những năm gần đây hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng bƣớc đƣợc triển khai về cơ sở, điển hình là các cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật nhƣ Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) … Trên cơ sở ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các địa phƣơng và của các tổ chức thành viên, Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp, lựa chọn để có ý kiến xác đáng với các cơ quan xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)