Phân tích biến động các khoản mục bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích kinh doanh docx (Trang 103 - 104)

1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

5.3. Phân tích biến động các khoản mục bảng cân đối kế toán

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của đơn vị, doanh nghiệp, cần thiết phải xem xét, nghiên cứu biến động các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán.

Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là:

B nguồn vốn = A tài sản [I + II + IV + V(2,3) + VI] + B tài sản [I + II + III] (1)

Cân đối (1) chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp:

- Vế trái > vế phải, trường hợp này doanh nghiệp thừa vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị

chiếm dụng.

- Vế trái < vế phải. Do thiếu nguốn vốn để trang trải nên doanh nghiệp phải đi vay hoặc

Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu thì doanh nghiệp đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối:

B nguồn vốn + A nguồn vốn [I(1) + II] = A tài sản [I + II + IV + V(2,3) + VI] +

B tài sản [I + II + III(2)] (2) Cân đối (2) hầu như không xảy ra mà trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp:

- Vế trái > vế phải. Số thừa sẽ bị chiếm dụng.

- Vế trái < vế phải. Do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng.

Mặt khác do tính chất cân bằng của Bảng cân đối kế toán, tổng tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên cân đối (2) có thể được viết lại như sau:

[AI(1), II + B] Nguồn vốn + [AI(2,3....8), IV] Nguồn vốn =

[AI, II, IV, V(2,3), VI + BI, II, III] Tài sản + [AIII, V(1,4,5) + BIV] Tài sản (3)

Biến đổi (3) ta có:

[AI(1), II + B] Nguồn vốn - [AI, II, IV, V(2,3), VI + BI, II, III] Tài sản =

[AIII, V(1,4,5) + BIV] Tài sản - [AI(2,3....8), IV] Nguồn vốn (4)

Cân đối (4) cho thấy vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích kinh doanh docx (Trang 103 - 104)