1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
3.1.6 Phân tích năng suất lao động
Để phân tích, trước hết cần phải tính một số chỉ tiêu sau: - Năng suất lao động giờ
Dt Σqipi
Wgiờ = = T.tgiờ T.tgiờ
Năng suất lao động giờ bao giờ cũng cao nhất, bởi vì không bao hàm giờ nghỉ trong một ca, 1 ngày làm việc. Sử dụng chỉ tiêu này chủ yếu để phân tích về nhân tố kỷ luật lao động. - Năng suất lao động ngày
Dt Σqipi
Wngày = =
T.365 T.365
Sử dụng chỉ tiêu này chủ yếu phân tích, đánh giá tác động của nhân tố tổ chức lao động và tổ chức sản xuất.
- Năng suất lao động năm
Dt Σqipi
Wnăm = = T T
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong một năm một lao động làm ra bao nhiêu doanh thu.
Phương pháp phân tích năng suất lao động
- Xác định xu hướng và mức độ biến động của năng suất lao động: Có thể bằng 2 phương pháp
+ Phương pháp dãy số thời gian: Phương pháp này cho phép biểu hiện tính quy luật biến động năng suất lao động, có thể sử dụng phương pháp số bình quân trượt, hàm xu thế, mức độ biến động (sử dụng chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, định gốc và bình quân; tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc và bình quân; tốc độ tăng giảm liên hoàn, định gốc và bình quân)
+ Phương pháp chỉ số: Phương pháp này cho phép xác định mức độ biến động năng suất lao động theo thời gian và không gian.
- Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến năng suất lao động.
+ Phương pháp phân tổ liên hệ: Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, căn cứ vào tiêu thức nguyên nhân để phân tổ tổng thể nghiên cứu thành các tổ khác nhau, sau đó tính năng suất lao động bình quân từng tổ. Quan sát sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả để rút ra kết luận về mối liên hệ và tính toán quy ước sự thay đổi của năng suất lao động khi tiêu thức nguyên nhân thay đổi.
+ Phương pháp hồi quy tương quan: Phương pháp này được thực hiện bằng cách xác định dạng tổng quát mối liên hệ; xác định ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến năng suất lao động (tính hệ số hồi quy), xác định ảnh hưởng tương đối (tính hệ số co dãn); xác định vai trò của nhân tố (tính hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan)
+ Phương pháp loại trừ: Từ công thức xác định năng suất lao động, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Nhân tố doanh thu:
∆Dt ∆W(Dt) =
T0
Nhân tố số lượng lao động
Dt1 Dt1 ∆W(T) = -
Trong thực tế không phải tất cả lao động đều có tác động ảnh hưởng đến năng suất lao động, do đó số lao động phải được phân ra lao động có liên quan và lao động không có liên quan. Khi đó để xác định mức độ tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động cần phải tính năng suất lao động giả định
Dt1 W*
=
T0lqIDt + T0lq
Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến năng suất lao động Nhân tố doanh thu
∆W(Dt) = W* - W0 Nhân tố lao động
∆W(T) = W1 - W*
Trong quá trình phân tích năng suất lao động, phải tìm ra được những nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động. Có thể có các biện pháp sau:
- Phân bổ hợp lý lao động vào các bộ phận và kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động - Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nơi làm việc - Xây dựng các định mức tiên tiến trong lao động
- Tạo các điều kiện thuận lợi và trang bị các thiết bị tiên tiến cho người lao động.