Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội (Trang 46 - 90)

2.1. Quy định của pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của

2.1.3. Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung

Để đảm bảo hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung và khắc phục tình trạng kéo dài việc điều tra bổ sung, BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể số lần và thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Điều 121. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại 1…

2.Trong trƣờng hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ đƣợc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra [22].

Có rất nhiều trƣờng hợp Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, nhƣng do Viện kiểm sát không đủ điều kiện hoặc không thể tự điều tra bổ sung đƣợc nên phải trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để cơ quan này tiến hành điều tra bổ sung. Luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra, nên xảy ra nhiều tình trạng hồ sơ của Tòa án trả Viện kiểm sát bị giữ lại ở Viện kiểm sát rất lâu sau đó mới chuyển cho Cơ quan điều tra. Mặt khác đối với hồ sơ Tòa án trả Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, Luật tố tụng hình sự cũng không quy định trong vòng bao nhiêu ngày Tòa án phải chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để điều tra bổ sung kể từ ngày ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nên một số ở một số đơn vị, Thẩm phán đã ra quyết định trả hồ sơ

điều tra bổ sung rồi để quên hồ sơ đến hết thời hạn tạm giam mới chuyển sang Viện kiểm sát. Tình trạng này gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, đây là vấn đề cần hoàn thiện khi sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Để đảm bảo cho vụ án đƣợc giải quyết nhanh chóng, tránh tình trạng điều tra bổ sung quá nhiều lần kéo dài thời gian, Điều 121 BLTTHS quy định Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ đƣợc trả hồ sơ không quá hai lần, có nhiều quan điểm khác nhau về quy định này. Có ý kiến cho rằng Tòa án chỉ đƣợc trả hồ sơ điều tra bổ sung ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa tối đa không quá hai lần, quan điểm khác lại cho rằng số lần trả điều tra bổ sung chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với những vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trƣớc khi xét xử còn đối với yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa là do Hội đồng xét xử quyết định nên không hạn chế về số lần quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Tác giả đồng quan điểm với ý kiến thứ nhất bởi khi Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện, những thiếu sót có thể khắc phục đƣợc thì nên phối hợp với Viện kiểm sát để khắc phục, những tài liệu chứng cứ không thể khắc phục đƣợc hoặc những vi phạm tốt tụng nghiêm trọng, có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác hoặc đồng phạm khác thì trả hồ sơ điều tra bổ sung. Thẩm phán phải có trách nhiệm đối với đối với những nội dung yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung. Mặt khác quá trình điều tra luôn có sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát, chức năng của Tòa án là xét xử nên việc quy định Tòa án chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần là hợp lý. Tuy nhiên nên có quy định rõ ràng về việc mỗi chủ thể đƣợc phép trả nhƣ thế nào vì trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán trong giai đoan chuẩn bị xét xử và Hội đồng xét xử tại phiên tòa đều đƣợc trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần, khoản 2 Điều 5 Thông tƣ 01/2010 quy định

Để không trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, Tòa án phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các trƣờng hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung và phải kịp thời ra quyết định, không đƣợc để hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung [40].

2.1.4. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định về nội dung quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của các cơ quan tiến hành tố tụng mà đƣợc hƣớng dẫn trong phần 4 Nghị quyết số 04/2004/ NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cần nêu rõ thuộc trƣờng hợp cụ thể nào quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS và những vấn đề cụ thể cần điều tra bổ sung. Không đƣợc nêu kết quả điều tra bổ sung có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với việc giải quyết vụ án… Chỉ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai trong trƣờng hợp những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ nhất chƣa đƣợc điều tra bổ sung hoặc tuy đã điều tra bổ sung nhƣng chƣa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung xét thấy cần điều tra bổ sung vấn đề mới [10].

Thông tƣ liên tịch số 01/2010 đã hƣớng dẫn cụ thể nội dung quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Điều 6 nhƣ sau:

1. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do ngƣời có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký.

2. Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể “những chứng cứ quan trọng đối với

vụ án” cần phải điều tra bổ sung, “tội phạm khác hoặc ngƣời đồng phạm khác” phải khởi tố, truy tố hoặc “những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” cần đƣợc khắc phục và nêu rõ căn cứ pháp luật quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 168 hoặc một trong các điểm a, b và c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS.

3. Trong trƣờng hợp tiếp tục phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì trong Quyết định phải nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trƣớc chƣa đƣợc điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhƣng chƣa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra [40].

Việc thực hiện quyết định trả điều tra bổ sung này cũng đƣợc quy định rõ ràng trong Thông tƣ số 01/2010. Hồ sơ và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung đƣợc thì phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra, nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đƣa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTHS. Trong trƣờng hợp kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án, trƣờng hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát sẽ ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử.

2.1.5. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đều quy định trách nhiệm phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát, với các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nƣớc trong hệ thống chính trị nhằm

phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Các cơ quan tiến hành tố tụng không những có trách nhiệm phối hợp với nhau mà còn phải phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc khác bằng những nội dung cụ thể, thiết thực đƣợc quy định tại Điều 26 và Điều 27 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự còn có mục đích chung là tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, kiến nghị hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Cũng nhƣ các chế định khác trong tố tụng hình sự, mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là mối quan hệ phối hợp và chế ƣớc lẫn nhau.

- Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án:

Các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung đều có chung nhiệm vụ là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải đƣợc phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự giữa Viện kiểm sát và Toà án nhƣ là một vấn đề tất yếu.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, Viện kiểm sát và Tòa án có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, quan hệ phối hợp thể hiện trong trình tự, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung để quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Điều 10 TTLT01/2010 quy định rõ sự phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử nhƣ sau:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố

tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán đƣợc phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung đƣợc tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chƣa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.

2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trƣờng hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung đƣợc, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và giao cho Viện kiểm sát cấp dƣới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm nếu phát hiện có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát cấp dƣới trao đổi với Tòa án cùng cấp để làm rõ những vấn đề điều tra bổ sung trƣớc khi Viện kiểm sát cấp dƣới báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định [40].

Quan hệ phối hợp tốt giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát và Tòa án góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án mà không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội, mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều đƣợc xử lý công minh, kịp thời, đúng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa đƣợc tôn trọng và tăng cƣờng lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Quan hệ chế ƣớc:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Chế ƣớc là hạn chế, quy định trong những điều kiện nhất định”. Cùng với quan điểm này tác giả Đỗ Ngọc

Quang cho rằng: “Khái niệm chế ƣớc có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự tác động qua lại giữa các bên theo hƣớng khống chế lẫn nhau, kiềm chế sự vận động của nhau”. Các quan điểm này cho thấy, chế ƣớc là sự tác động qua lại và kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng trong những điều kiện nhất định; trong hoạt động tố tụng hình sự là sự tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia nhằm kiểm soát lẫn nhau việc tuân thủ pháp luật, tránh việc lạm quyền. Pháp luật nƣớc ta xác lập quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát không những là quan hệ phối hợp mà còn là chế ƣớc. Sự tác động qua lại của hai chủ thể này trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền. Nói cụ thể ra là đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nƣớc và xã hội.

Trong tố tụng hình sự, quan hệ chế ƣớc thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sự chế ƣớc thể hiện thông qua việc giám sát, kiểm tra lẫn nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là Tòa án và Viện kiểm sát để phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong các giai đoạn tố tụng. Quan hệ chế ƣớc thể hiện trong việc xác định căn cứ trả điều tra bổ sung và nội dung cần điều tra bổ sung. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhƣng chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có các căn cứ đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong các văn bản hƣớng dẫn. Viện kiểm sát có quyền giữ nguyên quan điểm truy tố nếu Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án và theo nguyên tắc xét xử và giới hạn của việc xét xử thì Toà án vẫn đƣa vụ án ra xét xử. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định giới hạn việc xét xử và số lần trả hồ sơ của Toà án tối đa là 2 lần đã thể hiện sự chế ƣớc của Viện kiểm sát đối với Toà án. Điều này xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội, có lợi cho ngƣời bị buộc tội và đúng với lý luận khoa học về chức năng

công tố. Dù thể hiện quan hệ chế ƣớc giữa Viện kiểm sát và Toà án, nhƣng quan hệ đó phải trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng tố tụng của mỗi ngành, phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho nguyên tắc tranh tụng theo tiến trình cải cách tƣ pháp hiện nay.

Mức độ chế ƣớc thể hiện cụ thể trong những quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Có sự phối hợp chặt chẽ thì tính chế ƣớc sẽ giảm và ngƣợc lại. Do vậy cần thiết có những quy định mở trong quan hệ phối hợp đảm bảo hoạt động và hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trên cơ sở thực tiễn của Tòa án thành phố Hà Nội (Trang 46 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)