Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 002 (Trang 29 - 34)

1.3. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền

1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Pháp luật về cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động TTHS có lịch sử lập pháp từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945. Mặc dù các quy định còn nhiều hạn chế, nhưng đã chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do Nhà nước mới hình thành, hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện nên còn áp dụng một số văn bản pháp luật của chế độ cũ với những quy định phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời, Nhà nước dần từng bước ban hành hệ thống văn bản pháp luật mới, trong đó có những văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề hạn chế oan, sai và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động TTHS. Đó là:

phép luật sư của chế độ cũ vẫn được duy trì hoạt động. Tuy nhiên, những điểm không phù hợp với thể chế chính trị mới phải loại bỏ. Theo quy định này, các luật sư có quyền bào chữa ở tất cả toà án từ cấp tỉnh trở lên và trước các toà quân sự. Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp 1946, vấn đề quyền con người, quyền công dân đã được chú ý, trong đó có các quyền liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự như: “Tư pháp chưa quyết định thì không

được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam”. Điều 67 Hiến pháp

1946 cũng quy định: “Các phiên toà đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”.

Như vậy, các quy định pháp luật TTHS đầu tiên của Nhà nước ta đã chú trọng bảo vệ quyền con người, ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo trong TTHS – một nhân tố quan trọng góp phần hạn chế oan, sai trong xét xử vụ án hình sự.

Tiếp đó Điều 101 Hiến pháp 1959 và những văn bản pháp luật khác ban hành trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước đã tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, hạn chế những oan, sai trong TTHS.

Để thống nhất về hoạt động BTTH trong TTHS, ngày 23/3/1972, TANDTC đã ban hành Thông tư số 173/UBTP hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Văn bản này quy định công chức, viên chức hoặc người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành công vụ, do hành vi liên quan chặt chẽ đến công tác được giao mà gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, xí nghiệp phải BTTH theo chế độ trách nhiệm dân sự. Sau đó cơ quan, xí nghiệp sẽ đòi họ phải hoàn trả tiền bồi thường đó theo quan hệ lao động. Đây là những quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng trong đó có việc BTTH cho người bị oan trong TTHS. Tuy không trực tiếp quy định việc bồi thường trong TTHS, nhưng Thông tư 173/UBTP là văn bản pháp luật duy nhất tạo cơ sở pháp lý cho việc BTTH do làm oan trong thời kỳ

này. Cùng với việc BTTH, người THTT có hành vi vi phạm dẫn đến làm oan người vô tội cũng bị xử lý tuỳ theo mức độ khác nhau, nặng nhất là phải chịu truy cứu TNHS. Tuy chỉ là văn bản của Ủy ban thẩm phán TANDTC, nhưng Thông tư 173/UBTP đã trở thành văn bản đầu tiên đặt nền móng và cơ sở cho việc BTTH, trong đó có BTTH cho người bị oan trong TTHS.

Hiến pháp 1980 tiếp tục khẳng định và ghi nhận quyền con người trong tố tụng hình sự một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn và chặt chẽ hơn. Quy định:

“Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Việc bắt và giam giữ người

phải theo đúng pháp luật” (Điều 69). Ngoài ra, Hiến pháp năm 1980 đã kế

thừa và tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị cáo nhưng dưới hình thức mới chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn thông qua quy định cho phép thành lập tổ chức luật sư. Nhằm cụ thể Hiến pháp 1980, ngày 18/12/1987, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh luật sư; ngày 21/2/1989 ban hành Quy chế đoàn luật sư quy định cụ thể hoạt động bào chữa của tổ chức luật sư nhằm tránh việc truy tố, xét xử oan sai, bảo vệ công dân một cách chặt chẽ và khoa học hơn.

Sau khi thay thế Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân, lần đầu tiên Bộ luật hình sự 1985 đã dành riêng chương X với 19 điều quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong chương X, Bộ luật này đã quy định các tội mà hành vi phạm tội của những người THTT có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng oan, sai cho người vô tội như: Tội truy cứu TNHS người không có tội; Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật; Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án…

Như vậy, có thể thấy vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động TTHS đã được Nhà nước quan tâm và đã có những quy định tại văn bản pháp luật. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoàn cảnh đất nước thời kỳ này nên những quy định pháp luật về oan, sai và BTTH cho người bị oan

trong TTHS còn thiếu quy định cụ thể, đặc thù, vì vậy, việc áp dụng pháp luật trong thực tế còn hạn chế.

Một bước đột phá quan trọng trong lịch sử TTHS Việt Nam đó là việc Nhà nước ban hành BLTTHS 1988, đánh dấu một bước tiến mới của quá trình pháp điển hóa pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời cùng với Bộ luật Hình sự 1985 là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Tại BLTTHS 1988 đã nêu lên nhiệm vụ của Bộ luật là “xử lý công minh, kịp thời

mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” [33].

Đồng thời, quyền công dân tiếp tục được bảo đảm qua các nguyên tắc cơ bản và những quy định cụ thể trong BLTTHS 1988 đó là các nguyên tắc “bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo của công dân đối với hoạt động của các

CQTHTT”; “cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi

thường cho người bị thiệt hại” [33]. Đây là lần đầu tiên vấn đề BTTH cho

người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật. Theo đó, CQTHTT không những phải bồi thường thiệt hại mà còn phải thực hiện các biện pháp như: khôi phục danh dự, quyền lợi cho người bị thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần tiếp tục được ghi nhận và quy định trong Bộ luật Dân sự 1995. Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 1995 thì các thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm: chi phí hợp lý để khắc phục, hạn chế thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Việc BTTH được đặt ra ở ba phương diện là thiệt hại về tài sản, về sức khoẻ và về tính mạng, trong đó BLDS 1995 đã nêu rõ những thiệt hại phải bồi thường trong từng nội dung. Việc bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm lại tuỳ thuộc vào sự xem xét của Toà án. Cùng với việc ban hành BLDS 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 “về việc giải quyết BTTH do công chức,

viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của CQTHTT gây ra”. Thông tư 54 hướng dẫn thi hành Nghị định này đã tiếp tục cụ thể hoá tinh thần của BLTTHS và BLDS nói trên. Theo Nghị định số 47/CP, việc BTTH được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Nguyên tắc “người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, CQTHTT bồi thường cho mình thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của CQTHTT gây ra hoặc yêu

cầu toà án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 3).Về cơ bản cách

thức giải quyết này là phù hợp. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật và cách thức giải quyết bồi thường có thể thấy tính chất bình đẳng của quan hệ BTTH không thể hiện rõ và đúng với tính chất của quan hệ dân sự. Dù có những quy định khá tiến bộ, nhưng chưa thật sự tạo điều kiện cho người bị thiệt hại thực hiện quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình sau khi bị oan sai, không ít vụ việc giải quyết chưa thực sự khách quan và thường phải kéo dài sang trình tự tư pháp.

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, không để xảy ra các trường hợp oan, sai, các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đã có những chỉ đạo khá cụ thể. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về “một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của cơ quan tư pháp đối với các trường hợp oan, sai nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ trách nhiệm của người THTT và quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định:

Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây ra thiệt hại thì Viện kiểm sát nhân dân nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường. Những người đã gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi hoàn cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật (Điều 46).

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 cũng có quy định:

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong khi thực hiện quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Toà án nơi thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường. Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật (Điều 37).

Có thể thấy rằng, quy định của pháp luật về giải quyết BTTH do CQTHTT, người THTT gây ra cho người bị oan trong thời kỳ này về cơ bản đã được hình thành. Các đạo luật đã quy định cơ sở pháp lý cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong TTHS. Tuy nhiên, các quy định về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền TTHS gây ra và trách nhiệm hoàn trả của người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra thiệt hại chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, tuy pháp luật có quy định nhưng suốt một thời gian dài hiệu quả của những quy định pháp luật này còn hạn chế và thiếu khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 002 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)