1.3. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền
1.3.2. Giai đoạn từ 2003 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Kế thừa những nguyên tắc dân chủ của BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 còn có những quy định cụ thể hơn về quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2003 quy định:
Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục
hồi danh dự, quyền lợi. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 29).
Quy định này thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm việc bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan.
Quán triệt tư tưởng, định hướng về cải cách tư pháp được đề ra từ Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 17/3/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH về “bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người
có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra”. Để thực hiện có hiệu quả về
bồi thường oan trong TTHS, ngày 25/3/2004, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA- TANDTC-BTP-BQP-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị quyết 388. Với mục đích là “khôi phục quyền, lợi ích của người bị oan trong hoạt động TTHS, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt
động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc giải quyết BTTH cho người bị oan, trở thành một hiện tượng công bằng của cải cách tư pháp. Theo đó,
Về căn cứ xác định một người bị oan, theo Điều 1 Nghị quyết 388 bao
gồm: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS huỷ bỏ quyết định tạm giữ, vì người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Quyết định của cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định tạm giam
vì người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội; Bản án, quyết định của toà án có thẩm quyền xác định người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình không thực hiện hành vi phạm tội; Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp trên không thực hiện hành vi phạm tội.
Cùng với việc xác định những trường hợp bị coi là oan, Nghị quyết 388 cũng đưa ra các trường hợp người bị oan không được bồi thường thiệt hại, bao gồm: Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Người bị xử lý hình sự theo quy định của BLHS 1985, sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992 và 1997 nhưng nay theo quy định của BLHS 1999 thì không phải chịu TNHS. Những người không thực hiện hành vi phạm tội mà cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.
Về cách thức bồi thường và xác định thiệt hại được bồi thường, cách
thức bồi thường đối với thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần lần đầu tiên được lượng hoá thành tiền.
Đối với tổn hại về danh dự thì hình thức bồi thường là xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú của người bị oan. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng hình thức:
Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị oan có sự tham dự của chính quyền địa phương của người bị oan cư trú; đại diện cơ quan nơi người bị oan làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị xã hội mà người bị oan là thành viên; đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp, trừ trường hợp người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu không đăng báo (Điều 4).
Thời hạn thực hiện xin lỗi, cải chính công khai là 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người bị oan.
Đối với bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được bồi thường ba ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nếu người bị oan chết thì những người thân của người này (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan) được bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần là 360 tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung. Các trường hợp còn lại được xác định mỗi ngày bị oan được bồi thường một ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung.
Đối với thiệt hại về vật chất, pháp luật đã phân ra làm hai trường hợp: người bị oan chết và người bị oan bị tổn hại về sức khoẻ. Trong trường hợp người bị oan chết thì người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản chi phí cần thiết, hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, mai táng người bị oan và cả tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người bị oan bị tổn hại về sức khoẻ thì phải bồi thường tất cả các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oan…
Đối với tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thì sẽ phải trả lại tài sản nếu còn, không thì sẽ căn cứ vào giá trị tài sản để bồi thường. Bên cạnh đó nếu thu nhập thực tế của người bị oan bị mất do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì người bị oan cũng được bồi thường khoản thu nhập đó.
cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cơ quan xử lý oan sau cùng, không phụ thuộc CQTHTT trước đó có xử lý oan một phần. Cách thức phân định trách nhiệm này khá hợp lý bởi lẽ các CQTHTT là cơ quan pháp luật, do vậy cơ quan nào xử lý oan thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường, tránh đùn đẩy. Với quy định này, trách nhiệm của các CQTHTT sẽ được nâng lên, khuyến khích phát hiện những sai phạm (nếu có) của CQTHTT khác nhằm bảo đảm truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội. Bên cạnh đó người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây oan do lỗi của mình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự phải có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định. Thủ trưởng cơ quan đã thực hiện việc bồi thường có trách nhiệm quy định mức hoàn trả, phương thức hoàn trả mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Về thủ tục bồi thường thiệt hại, Nghị quyết 388 đã quy định hai phương
thức: Giải quyết theo thủ tục thương lượng và thủ tục khởi kiện tại toà án. Người bị oan có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường (cơ quan gây oan sau cùng). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn việc thương lượng phải được tiến hành. Nếu thương lượng thành thì chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thương lượng thành, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải ra quyết định bồi thường. Nếu quá thời hạn mà không thương lượng hoặc thương lượng không thành thì người bị oan có thể yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 30 ngày. Theo đó, Toà án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh nơi người bị oan cư trú hoặc làm việc và được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự. Trong trường hợp toà án có thẩm quyền giải quyết bồi thường đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường thì cần phân công thành phần hội đồng xét xử là những người không có liên quan đến việc làm oan. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường là 2 năm kể từ ngày
luật có hiệu lực hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định một người bị oan có hiệu lực; kinh phí bồi thường là một khoản trong ngân sách Nhà nước...
Sau quá trình thi hành Nghị quyết 388 và Thông tư 01 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 38 đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc. Để khắc phục những hạn chế, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XII ngày 18/6/2009, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động bồi thường Nhà nước nói chung và BTTH cho người bị oan, sai trong TTHS nói riêng.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI THÔNG QUA
CƠ CHẾ BỒI THƢỜNG NHÀ NƢỚC CHO NGƢỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ 2010 ĐẾN 2015
2.1. Quy định của pháp luật về cơ chế bồi thƣờng nhà nƣớc cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự
2.1.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015
BLTTHS năm 2015 chỉ quy định những nguyên tắc chung về BTTH cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền được bồi thường của người bị thiệt hại khác, cụ thể Điều 31 quy định như sau:
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra . Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại (Điều 31).
Một điểm mới của BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003 đã khẳng định bồi thường thiệt hại cho người bị oan là trách nhiệm của Nhà nước, trước đây quy định trách nhiệm này là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Với quy định này, đã thể hiện đúng đắn hơn bản chất của cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, không có sự nhầm lẫn
đây là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, thực chất các cơ quan đó chỉ đại diện cho Nhà nước thực hiện việc giải quyết bồi thường.
Ngoài ra, so với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã quy định mở rộng hơn, cụ thể hơn đối tượng được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, trước đây chỉ là quy định chung chung là “Người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự” (Điều 29), BLTTHS 2015 đã liệt kê
cụ thể là “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ,
tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan” [44] và cả “trái
pháp luật” có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục
hồi danh dự. Như vậy, với quy định này có thể hiểu không chỉ những người bị oan được bồi thường mà cả trường hợp “sai” có phát sinh thiệt hại cũng được Nhà nước bồi thường. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại và BLTTHS 2015 có quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với pháp phân, nhưng lại không có quy định về nguyên tắc bồi thường cho đối tượng này khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan, trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự.
2.1.2. Quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Với sự ra đời của Luật TNBTCNN (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010) và Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BNN&PTNT ngày 06/5/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự đã tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh trong việc bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường cho người bị oan trong hoạt động TTHS. Mặc khác, những quy định của Luật và văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ
chế pháp lý cho việc phòng, chống oan, sai và BTTH cho người bị oan do các CQTHTT gây ra, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, góp phần thực hiện yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta.
Để bảo đảm tính khả thi và tạo cơ chế hữu hiệu cho người bị thiệt hại có thể thực hiện được quyền bồi thường của mình đối với những thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra, Luật TNBTCNN đã quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
2.1.2.1. Đối tượng được bồi thường
Đối tượng được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và Điều 2 Thông tư liên tịch số 05 thì được Nhà nước bồi thường.
Quy định về đối tượng được bồi thường tại Điều 2 Luật TNBTCNN áp dụng chung đối với mọi trường hợp bồi thường trong tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, đối tượng BTTH do bị oan trong TTHS chỉ có thể là cá nhân do chủ thể của tội phạm là cá nhân; pháp nhân, tổ chức chỉ có quyền yêu cầu BTTH trong trường hợp do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp bị oan trong hoạt động TTHS. Ngày 27/11/2015, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua BLHS 2015, chính thức thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Do đó, Luật TNBTCNN cần có những sửa đổi, bổ sung về đối tượng được BTTH trong hoạt động TTHS để phù hợp với quy định pháp luật hình sự mới.
2.1.2.2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo quy định của Luật TNBTCNN thì thời hiệu yêu cầu bồi thường do bị oan trong hoạt động TTHS là 02 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của CQTHTT hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp
2.1.2.3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo quy định của Luật TNBTCNN thì người bị thiệt hại do bị oan trong hoạt động TTHS có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường