Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 002 (Trang 80 - 87)

Luật TNBTCNN được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2010. Đến nay, qua hơn 06 năm thi hành trên thực tiễn, Luật TNBTCNN đã từng bước đi vào cuộc sống, việc thi hành Luật đạt được kết quả trên nhiều mặt, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, củng cố lòng tin của người dân vào hoạt động của bộ máy nhà nước. Song bên cạnh những kết quả đạt được, việc thi hành Luật cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc xuất phát từ chính các quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường cho người bị oan trong hoạt động TTHS thì yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN là cần thiết. Theo đó, cần tập trung vào các nội dung:

Về phạm vi và đối tượng được bồi thường

Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong TTHS là rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trách nhiệm Nhà nước phải bồi thường cho những đối tượng nào và bồi thường như thế nào cần phải được quy định rõ trong Luật TNBTCNN, tạo cơ sở cho các cơ quan có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ những gì họ phải bồi thường, đồng thời để nhân dân có điều kiện giám sát hoạt động bồi thường.

- Luật TNBTCNN mới chỉ quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường đối với trường hợp bị oan mà bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, về trường hợp người bị bắt trái pháp luật, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: Hiến pháp năm 2013 quy định “người bị bắt , tạm giữ , tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi

định “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan , trái pháp luật do cơ

quan, người có thẩm quyền tiến hà nh tố tụng gây ra” (Điều 31). Như vậy, theo

quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ BLTTHS 2015 thì trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trái pháp luật được bồi thường. Vì vậy, cần bổ sung thêm vào phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động TTHS cho phù hợp với quy định của Hiến pháp và BLTTHS 2015.

- Ngoài ra, hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 đã ghi nhận pháp nhân thương mại là chủ thể của một số tội phạm về kinh tế, môi trường và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã có quy định về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Chương XXIX). Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng mới chỉ quy định nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại là cá nhân trong tố tụng hình sự mà chưa quy định đối với pháp nhân bị thiệt hại do bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan, sai. Hiện nay, theo quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự cũng chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân người bị thiệt mà chưa quy định đối với pháp nhân. Hơn nữa, các thiệt hại được bồi thường cho pháp nhân trong các trường hợp này cũng chưa được nghiên cứu, bổ sung trong các thiệt hại được bồi thường của Luật TNBTCNN. Vì vậy, Luật TNBTCNN cần bổ sung quy định bồi thường thiệt hại đối với pháp nhân thương mại vào phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động TTHS.

- Sửa đổi hoặc bãi bỏ điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 05 ngày 02/11/2012 bởi lẽ, qua thực tiễn cho thấy số đơn đề nghị bồi thường chưa phản ánh đúng thực tế các trường hợp phải bồi thường. Nguyên nhân do còn các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có dấu hiệu làm oan

nhưng không có đơn khiếu nại kêu oan; có nguyên nhân do hướng dẫn “người bị tạm giam không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” mới được bồi thường (điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 05 ngày 02/11/2012) là có dấu hiệu thu hẹp phạm vi trường hợp được bồi thường theo quy định “Người bị tạm giam không thực hiện hành vi phạm tội” tại khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN. Vì vậy, những trường hợp tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm đã không được tính vào diện được bồi thường.

Về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường:

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và có thể coi là yếu tố mấu chốt trong việc yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. Viê ̣c xác đi ̣nh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt đô ̣ng TTHS phải có các căn cứ sau:

- Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt đô ̣ng tố tụng hình sự xác đi ̣nh người bị thiê ̣t hại thuô ̣c các trường hợp được bồi thường quy đi ̣nh tại Điều 26 của Luâ ̣t TNBTCNN;

- Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiê ̣t hại.

Như vâ ̣y, căn cứ xác đi ̣nh trách nhiê ̣m bồi thường của Nhà nước bắt buô ̣c phải có hai điều kiê ̣n là bản án, quyết đi ̣nh trong TTHS xác đi ̣nh người bị thiê ̣t hại được bồi thường và phải có thiê ̣t hại thực tế xảy ra. Đây là mô ̣t quy định rất khó khăn trong thực tế thi hành Luâ ̣t, đă ̣c biê ̣t đối với người bị thiê ̣t hại, bởi trong mối quan hê ̣ bồi thường này là quan hê ̣ bất bình đẳng giữa mô ̣t bên là Nhà nước và mô ̣t bên là cá nhân, tổ chức bị thiê ̣t hại. Điều 9 Luâ ̣t TNBTCNN quy định người bị thiê ̣t hại có nghĩa vụ chứng minh về thiê ̣t hại thực tế đã xảy ra. Viê ̣c chứng minh có thiê ̣t hại thực tế xảy ra cũng là mô ̣t vấn đề khó khăn, bởi người bị thiê ̣t hại là cá nhân, tổ chức nhưng không có công cụ gì trong tay mà chứng minh là có thiê ̣t hại thực tế xảy ra. Để thuâ ̣n lợi cho

yêu cầu của ngườ i bị thiê ̣t hại, Luâ ̣t TNBTCNN cần nghiên cứu và hoàn thiê ̣n quy đi ̣nh này, tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi trong thủ tục yêu cầu bồi thường.

Về thiệt hại được bồi thường:

Mức bồi thường trong BLDS và Luật TNBTCNN là bồi thường toàn bộ, kịp thời và cách thức bồi thường chủ yếu bằng tiền. Mức bồi thường đối với các loại thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần cho đối tượng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp được căn cứ vào thiệt hại thực tế hoặc lấy mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định về các loại thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường là chưa toàn diện so với những thiệt hại mà người bị thiệt hại có khả năng phải gánh chịu. Bên cạnh đó, quy định hiện nay về việc xác minh thiệt hại trong nhiều trường hợp gây khó khăn cho việc chứng minh thiệt hại của đương sự. Do đó, cần nghiên cứu, mở rộng hơn về các thiệt hại được bồi thường và các căn cứ xác định thiệt hại.

Về các thiệt hại được bồi thường, theo quan điểm của tác giả, Luật TNBTCNN cần quy định bổ sung các nội dung sau:

- Đối với các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc tử hình oan, ngoài việc được bồi thường những ngày bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc bị tử hình oan, họ cần được bồi thường cả những ngày tại ngoại.

- Về mức thiệt hại được bồi thường, hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đã nâng mức tối đa đối với trường hợp bồi thường tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm từ “ba mươi tháng lương tối thiểu” [39, Điều 609, khoản 2] thành “năm mươi lần mức lương cơ sở” [42, Điều 590, Khoản 2]; mức tối đa đối với trường hợp bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm từ “sáu mươi tháng lương tối thiểu” [39, Điều 610, Khoản 2] thành

“một trăm lần mức lương cơ sở” [42, Điều 591, Khoản 2]. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật TNBTCNN, mức bồi thường do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm là không quá ba mươi tháng lương tối thiểu [40, Điều 47, Khoản 4] và trong trường hợp người bị thiệt hại chết là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu [40, Điều 47, Khoản 3], quy định này tại thời điểm ban hành Luật là phù hợp với Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Dân sự đã được thay thế với mức bồi thường cao hơn. Do đó, cần nghiên cứu, tăng mức bồi thường trong Luật TNBTCNN (sửa đổi).

- Đối với người bị “oan” mà bản thân họ có lỗi trong việc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của chính mình thì họ không được bồi thường những thiệt hại do lỗi của họ gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ những thiệt hại khác như: khôi phục danh dự, công khai xin lỗi, BTTH tổn thất tinh thần...

Về cơ chế xác minh thiệt hại:

Một trong những hạn chế gây “lúng túng” cho một số cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp phát sinh trên thực tiễn áp dụng quy định Điều 18 Luật TNBTCNN và Nghị định số 16/2010/NĐ-CP để xác minh thiệt hại là việc pháp luật quy định “căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định

thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khỏe” [11, Điều 9, Khoản 1]. Tuy

nhiên, pháp luật không quy định cụ thể, rõ ràng những trường hợp nào thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường cần tiến hành định giá tài sản, những trường hợp nào thì cần giám định thiệt hại. Điều này dẫn đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường hiểu lầm, lúng túng hoặc áp dụng phương thức định giá, giám định đối với tài sản bị thiệt hại chưa phù hợp ảnh hưởng đến kết quả xác minh thiệt hại, một tất yếu sẽ làm ảnh hưởng tới căn cứ xác định mức bồi thường khi thương lượng đối với người bị thiệt hại. Hơn nữa việc chưa quy định cụ thể

trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe ở mức độ như thế nào sẽ được giám định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xác minh thiệt hại gây thiệt thòi cho người bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, việc quy định thời hạn xác minh thiệt hại tối đa là 20 ngày, nếu có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh không quá 40 ngày như hiện nay là quá ngắn, khó bảo đảm được hiệu quả tối ưu của việc xác minh thiệt hại. Lẽ đương nhiên, điều này trở thành một trong những nguyên nhân gây khó khăn của quá trình thương lượng do căn cứ xác định mức bồi thường chưa sát với mức thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Do đó, đối với cơ chế xác minh thiệt hại, cần xây dựng khung thiệt hại cụ thể, rõ ràng để quyết định việc thiệt hại đó có cần tổ chức định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản và giám định thiệt hại về sức khỏe hay không. Đồng thời cần có quy định khung mức độ thiệt hại như thế nào thì cần kéo dài thời gian xác minh.

Về cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường hiện nay được thực hiện theo mô hình phân tán, cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã làm phát sinh vướng mắc trên thực tế nên đã tạo tâm lý né tránh, đùn đẩy giải quyết bồi thường giữa các CQTHTT. Mặt khác, người bị thiệt hại thường có tâm lý thiếu niềm tin vào sự khách quan của CQTHTT đã gây oan cho mình trong việc giải quyết bồi thường. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết kế mô hình cơ quan giải quyết bồi thường phù hợp giải quyết bồi thường theo cơ chế giao cho một cơ quan đầu mối tiếp nhận và thay mặt Nhà nước giải quyết bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại nói chung và cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Việc giải quyết bồi thường được thực hiện tập trung bởi một cơ quan có thẩm quyền sẽ bảo đảm tính chuyên môn cao, thống nhất, bảo đảm việc giải quyết bồi thường được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật.

Về khôi phục danh dự, uy tín cho người bị thiệt hại

Điều 51 Luật TNBTCNN quy định về việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về trình tự, cách thức tiến hành xin lỗi, cải chính công khai. Vì vậy, có những trường hợp trên thực tế, người bị oan cũng như thân nhân của họ chưa thực sự thỏa mãn với việc được xin lỗi. Luật TNBTCNN cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể trong lĩnh vực tố tụng hình sự là Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP_BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hình thức và thành phần tham dự, chương trình của việc tổ chức xin lỗi công khai. Cũng chính vì chưa có quy định cụ thể như vậy dẫn tới tình trạng trên thực tế không có sự thống nhất giữa các buổi xin lỗi, mỗi buổi xin lỗi lại được thực hiện khác nhau, nhiều trường hợp được thực hiện qua loa, chiếu lệ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để quy định cụ thể hình thức, trình tự, thủ tục xin lỗi, cải chính công khai đối với người bị oan.

Về nguồn kinh phí thực hiện việc bồi thường:

Cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế để bảo đảm kinh phí bồi thường, theo đó, kinh phí bồi thường phải là một mục trong mục lục ngân sách, sau khi có quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có hiệu lực pháp luật cần phải chi trả ngay tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.

Về trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật

Luật cũng phải quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của người tiến hành tố tụng đã gây ra oan trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả để việc hoàn trả thực sự có ý nghĩa trong thực tế. Ngoài việc quy định trách nhiệm hoàn trả, phải quy định cụ thể trách nhiệm kỷ luật đối với người thi hành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 002 (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)