Một số quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta. (Trang 44 - 51)

* Nhật Bản

Theo quy định của Hiến pháp Nhật Bản, Viện công tố là cơ quan thuộc nhánh quyền lực hành pháp. Toàn bộ hệ thống Cơ quan công tố và các Công tố viên dưới sự chỉ đạo, giám sát chung của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy

một cách rộng rãi; Bộ trưởng Bộ Tư pháp không có quyền can thiệp vào công việc của Tổng trưởng công tố và Công tố viên.

Tại Nhật, các nhân viên Cảnh sát có quyền điều tra tất cả các tội phạm và kẻ phạm tội. Cơ quan công tố có quyền quyết định truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà. Trong những trường hợp tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì Cơ quan công tố có quyền giải quyết tranh chấp hoặc có thể tự tiến hành điều tra. Trong những trường hợp Cơ quan công tố khởi tố vụ án thì thẩm quyền điều tra cũng thuộc về Công tố viên. Do số lượng Công tố viên có hạn nên họ chỉ tập trung nỗ lực điều tra những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến chính khách hoặc các quan chức cao cấp, các vụ án về thuế hoặc các vụ án cần đến những kiến thức công nghệ đặc biệt.

Việc bắt tạm giam ở Nhật Bản rất hạn chế. Lệnh bắt do Thẩm phán quyết định, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Điều tra viên phải gửi bị can cho Công tố viên trong vòng 48 giờ; Công tố viên sẽ quyết định phóng thích hoặc đề nghị Thẩm phán tiếp tục tạm giam. Công tố viên có quyền quyết định truy tố bị can hoặc không truy tố. Quyền này được gọi là "độc quyền truy tố". Để tiến hành truy tố, Công tố viên phải có cơ sở tin tưởng rằng, vụ án có thể được chứng minh một cách hợp lý tại Toà án. Khi không tin tưởng vào khả năng này thì Công tố viên sẽ không truy tố, đồng thời đình chỉ điều tra vụ án. Công tố viên còn có thể đình chỉ việc truy tố, mặc dù có đủ bằng chứng để chứng minh tội trạng khi cân nhắc đến các yếu tố như tính cách, độ tuổi, tình trạng của bị cáo, tính nghiêm trọng của tội phạm, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện phạm tội của bị cáo…Với thẩm quyền tuỳ nghi rộng rãi như vậy của Công tố viên, nên pháp luật quy định hệ thống Công tố điều tra (Uỷ ban điều tra). Nạn nhân của tội phạm hoặc những người khác có thể yêu cầu Uỷ ban điều tra thẩm tra việc truy tố hoặc không truy tố của Công tố viên. Công tố viên phải thực hiện mọi nỗ lực để thực hiện yêu cầu của Uỷ ban điều tra. Một bảo đảm khác để tránh việc lạm quyền của Công tố viên để tha miễn tội phạm

là khi nạn nhân của tội phạm không đồng ý với quyết định không truy tố của Công tố viên thì họ có thể kiện ra Toà án quận để xét xử. Nếu Toà án thấy có đủ bằng chứng thì có thể ra phán quyết đối với vụ án đó.

Tổ chức của Cơ quan công tố tương ứng với tổ chức của Toà án. Viện công tố tối cao tương ứng với Toà án tối cao; dưới Viện công tố tối cao có 8 Viện công tố cấp cao, 50 Viện công tố quận và 437 Viện công tố địa phương. Viện công tố địa phương giải quyết, xử lý các vụ án bằng thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật và duy trì công tố tại Toà giản lược. Công tố viên tại các Viện công tố quận giải quyết mọi vụ án và duy trì công tố tại Toà án quận.

* Thái Lan

Trước đây, Công tố viên là nhân viên của Cơ quan công tố thuộc Bộ Nội vụ. Từ năm 1991, cơ quan này đã trở thành một cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng với tên gọi là Văn phòng Tổng công tố. Văn phòng Tổng công tố Thái Lan thuộc nhóm quyền lực hành pháp và là một trong ba cơ quan chính của Chính phủ (Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Văn phòng Tổng công tố). Đứng đầu hệ thống Cơ quan công tố là Tổng công tố. Pháp luật không cho phép Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ tướng can thiệp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của Công tố viên. Để đảm bảo tính độc lập của Công tố viên, việc quản lý nhân sự trong Cơ quan công tố cũng khác so với các cơ quan dân sự: Việc đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển và kỷ luật Công tố viên thuộc trách nhiệm của Hội đồng công tố chứ không phải trách nhiệm của Hội đồng công chức như đối với các công chức bình thường khác.

Ở Thái Lan, Công tố viên có vai trò thụ động và hạn chế trong điều tra hình sự. Công tố viên không thể khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp có yêu cầu; Công tố viên không được phép tự mình xét hỏi. Những hoạt động này hoàn toàn thuộc về Cảnh sát. Vai trò của Công tố viên chỉ bắt đầu sau khi Cảnh sát kết thúc việc điều tra và chuyển hồ sơ cho Công tố viên. Công tố

đủ cơ sở thì Công tố viên quyết định truy tố vụ án ra Toà; nếu thấy không đủ cơ sở thì Công tố viên có thể đình chỉ vụ án.

Theo quy định của BLTTHS, đối với vụ án tư tố, Toà án phải mở phiên toà trù bị để xem xét tính rõ ràng xác thực của vụ án để đảm bảo cho việc truy tố; nếu vụ án do Công tố viên truy tố thì Toà án có thể bỏ qua thủ tục này (Trong thực tế hầu như không có thủ tục trù bị đối với các vụ án do Công tố viên truy tố). Trong quá trình xét xử, trách nhiệm chứng minh thuộc về Công tố viên. Công tố viên phải chứng minh bị cáo thực sự đã phạm tội và "không còn cơ sở để nghi ngờ" điều đó.

* Hàn Quốc

Cơ quan công tố Hàn Quốc thuộc nhánh quyền tư pháp. Viện trưởng công tố dưới quyền Bộ trưởng tư pháp nhưng vẫn có địa vị tương đương với Bộ trưởng Nội các và độc lập trong vấn đề chỉ đạo chuyên môn. Hệ thống Cơ quan công tố Hàn Quốc bao gồm: Viện công tố tối cao, 5 Viện công tố cấp cao, 13 Viện công tố cấp quận và 42 Văn phòng chi nhánh của Viện công tố quận; mỗi Văn phòng này tương ứng với Toà án ngang cấp.

Công tố viên điều tra tội phạm, truy tố kẻ bị tình nghi phạm tội, thực hiện việc xét xử hình sự với tư cách là một đại diện của Nhà nước và giám sát việc thi hành các bản án hình sự. Công tố viên cũng giám sát các Cảnh sát trong việc điều tra tội phạm và đại diện cho Nhà nước trong các vụ kiện dân sự.

Các Công tố viên công cộng và nhân viên cảnh sát có trách nhiệm điều tra các hành động phạm tội. Tuy nhiên Cảnh sát có thẩm quyền thấp hơn vì công việc điều tra của Cảnh sát phải theo sự chỉ đạo của Công tố viên. Cơ quan điều tra chỉ được bắt và giam giữ khi có lệnh bắt giữ của Thẩm phán. Chỉ Công tố viên công cộng mới được yêu cầu lệnh bắt, còn các nhân viên cảnh sát phải xin lệnh bắt từ Công tố viên công cộng. Khi Cảnh sát giam giữ người bị tình nghi thì tròng vòng 10 ngày phải thả họ nếu không chuyển lên

cho Công tố viên công cộng. Sau khi kết thúc điều tra, Cảnh sát chuyển kẻ bị tình nghi lên Văn phòng Công tố viên công cộng. Công tố viên công cộng đ- ược phép giam giữ kẻ bị tình nghi tổng cộng là 30 ngày; nếu thấy cần thiết giam giữ thêm để điều tra thì Công tố viên công công cộng yêu cầu Thẩm phán cho phép giam giữ thêm 10 ngày nữa.

Trong các vụ án quan trọng, các Nhân viên cảnh sát báo cáo kết quả điều tra của mình lên một Công tố viên công cộng và tiến hành điều tra dưới sự giám sát của Công tố viên.

Sau khi tiếp nhận vụ án từ Cảnh sát, Công tố viên công cộng tiến hành điều tra. Khi việc điều tra kết thúc thì Công tố viên quyết định xem có nên khởi tố kẻ bị tình nghi hay không. Nếu thấy kẻ bị tình nghi có thể bị kết án tử hình hoặc án tù thì Công tố viên viết đơn yêu cầu việc xét xử chính thức đối với người bị tình nghi; nếu tin rằng chỉ cần phạt tiền người bị tình nghi thì Công tố viên sẽ viết đơn yêu cầu việc xét xử giản lược; nếu thấy rằng không cần thiết phải phạt người bị tình nghi thì Công tố viên có thể ra quyết định đình chỉ khởi tố.

Tại phiên toà sơ thẩm, sau khi Thẩm phán kiểm tra căn cước của bị cáo, Công tố viên trình bày bản chất của tội trạng như đã đưa ra khi truy tố; sau đó thẩm vấn bị cáo; đồng thời đưa ra bằng chứng và yêu cầu các nhân chứng, chuyên gia xác nhận. Sau khi tất cả các bằng chứng đã được Toà kiểm tra, xem xét, Công tố viên tuyên bố ý kiến của mình về các sự thật đã được chứng minh và các luật lệ có thể áp dụng và gợi ý một hình phạt thích hợp.

* Trung Quốc

Từ triều đại nhà Thanh đã hình thành Cơ quan công tố trong Toà án. Năm 1921 hệ thống công tố độc lập tách rời khỏi Toà án. Viện công tố có nhiệm vụ điều tra tội phạm, khởi tố và thực hành quyền công tố, hỗ trợ tư tố và chỉ đạo thi hành án hình sự. Năm 1927, quy định về Toà án tối cao được ban hành; theo

đó, các Viện công tố được thành lập gắn với Toà án như mô hình của Pháp. Đến năm 1931, Viện công tố được giao thêm nhiệm vụ giám sát các quan chức nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa truyền thống luật Châu Âu lục địa và truyền thống luật Trung Quốc. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới sự ảnh hưởng to lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Trung Quốc đã tiếp thu mô hình và những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà nước Liên Xô vào việc tổ chức bộ máy nhà nước của mình. Theo đó, hệ thống VKS nư- ớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát pháp luật, được thành lập theo địa giới hành chính nhưng độc lập với cơ quan hành chính và cơ quan Toà án. Đến năm 1961, hệ thống VKS bắt đầu được nhập vào Cơ quan công an; năm 1968 hệ thống cơ quan VKS chính thức bị bãi bỏ. Hiến pháp năm 1975 của Trung Quốc quy định: "Chức năng của Cơ quan kiểm sát do Cơ quan công an thực hiện".

Cơ quan VKS Trung Quốc được khôi phục trở lại từ Hiến pháp năm

1978 và Luật tổ chức VKSND năm 1979; sau đó được tiếp tục khẳng định

trong Hiến pháp năm 1982, Luật tổ chức VKS năm 1983, 1995. Theo các quy định này, hệ thống cơ quan VKS được thành lập ở Trung ương và các địa ph- ương (đến cơ quan hành chính cấp thứ tư), độc lập với cơ quan Toà án, có chức năng giám sát pháp luật.

Chức năng, quyền hạn của VKS Trung Quốc như sau:

- Thực hiện quyền kiểm sát đối với các vụ án phản quốc, chia rẽ đất nước và các vụ án phạm tội to lớn, phá hoại nghiêm trọng việc thực hiện thống nhất chính sách, pháp luật, pháp lệnh, quy chế hành chính của Nhà nư- ớc.

- Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự do Cơ quan công an tiến hành; quyết định việc bắt giữ, truy tố hoặc miễn tố đối với các vụ án do Cơ quan công an điều tra; thực hiện việc giám sát xem hoạt động điều tra của Cơ quan công an có hợp pháp hay không.

- Khởi tố và hỗ trợ truy tố đối với các vụ án hình sự; thực hiện giám sát hoạt động xét xử của Toà án nhân dân xem có tuân thủ pháp luật hay không.

- Thực hiện giám sát đối với việc chấp hành phán quyết và quyết định của các vụ án hình sự, hoạt động của trrại giam, nơi tạm giam và cơ quan cải tạo lao động có hợp pháp hay không…

Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành điều tra khoảng 50 tội phạm trong Bộ luật hình sự. Hầu hết các tội phạm này liên quan đến tham nhũng và chức vụ (các cơ quan điều tra khác không có quyền điều tra đối với những tội phạm này); đây là đặc quyền riêng của Tổng cục chống tham ô, hối lộ thuộc VKSNDTC Trung Quốc.

Hiến pháp của Trung Quốc quy định: Không một công dân nào có thể bị bắt giữ nếu không có quyết định hoặc được sự phê chuẩn của VKSND hoặc nếu không có quyết định của Toà án nhân dân. Trong trường hợp Cảnh sát thấy cần thiết phải tạm giam người bị bắt, thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày tạm giam, Cảnh sát phải gửi đề nghị ra lệnh tạm giam cho VKS. Trong vòng 3 ngày, VKS quyết định phê chuẩn hoặc bác bỏ đề nghị này. Nếu đề nghị bị bác bỏ thì ngay lập tức Cảnh sát phải trả tự do cho ng- ười bị tạm giam. VKS có thể tự mình thẩm vấn đối với các tội phạm kinh tế như tội tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, lừa đảo, buôn lậu…

Sau khi kết thúc điều tra, VKS có quyền quyết định truy tố hoặc miễn tố đối với bị can, hoặc trả hồ sơ yêu cầu Cảnh sát điều tra bổ sung. Toà án thẩm tra lại vụ án; nếu các tình tiết của vụ án đã rõ ràng thì Toà án quyết định mở phiên toà xét xử; nếu chưa rõ ràng thì Toà án yêu cầu VKS điều tra bổ

sung; nếu thấy không cần thiết phải truy tố thì Toà án yêu cầu VKS rút quyết định truy tố.

Bắt đầu giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên đọc Cáo trạng công bố tội trạng của bị cáo. Trong giai đoạn tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu, sau đó tranh luận với Luật sư của bị cáo; đồng thời đề nghị mức án thích hợp trước khi Hội đồng xét xử nghị án...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta. (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)