Một số ƣu điểm và tồn tại, hạn chế của pháp luật thực hành quyền công tố ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta. (Trang 74 - 75)

quyền công tố ở Việt Nam hiện nay

Thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thực hành quyền công tố trên, có thể rút ra một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế sau đây:

a) Về ưu điểm

- Mặc dù hệ thống quy phạm pháp luật thực hành quyền công tố chưa đồng bộ, nhưng bước đầu đã tạo được cơ sở pháp lý cho việc xác định phạm vi điều chỉnh, xác lập chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và mối quan hệ của các chủ thể thực hành quyền công tố; đồng thời chỉ ra những nội dung pháp lý cơ bản của pháp luật thực hành quyền công tố.

- Hệ thống quy phạm pháp luật thực hành quyền công tố từng bước phù hợp, phản ánh đúng yêu cầu thực tiễn và dần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Pháp luật thực hành quyền công tố góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống tội phạm, là công cụ hữu hiệu bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân...

b) Về hạn chế

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hành quyền công tố thiếu tính đồng bộ, còn tản mạn; có cả văn bản dưới luật điều chỉnh (Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND v.v)… Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng pháp luật của lĩnh vực này trong thực tiễn.

- Nội dung còn nặng về những quy định chung chung, thiếu các quy định chi tiết, cụ thể nên hiệu quả thấp.

- Hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố còn thiếu những quy phạm bảo đảm cơ chế hoạt động công tố gắn kết với hoạt động điều tra, do vậy hoạt động của Cơ quan công tố thiếu thực quyền.

- Thẩm quyền hành chính và quyền hạn tư pháp quy định trong pháp luật thực hành quyền công tố bị đan xen, lẫn lộn, không rành mạch, làm giảm vai trò, tính chịu trách nhiệm của Kiểm sát viên cũng như các chức danh tư pháp khác.

- Quyền năng và trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng chưa rõ ràng, hợp lý, làm cho hoạt động chức năng của Cơ quan công tố nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung kém hiệu quả.

- Về vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên và những người tiến hành tố tụng khác tại phiên toà cũng như trình tự thẩm vấn, tranh luận chưa rõ ràng, cụ thể nên chất lượng tranh tụng yếu, làm giảm hiệu lực của Cơ quan công tố.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)