Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/3/2000, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã mang đến một luồng gió mới, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động của ngành kiểm sát trong đó có VKSND cấp huyện. Nắm vững tinh thần chỉ đạo và các yêu cầu đối với công tác tư pháp nói chung, với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS nói riêng, với sự nỗ lực của mỗi đơn vị và mỗi cá nhân Kiểm sát viên, cán bộ VKSND cấp huyện, công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKSND cấp huyện đã đạt được những kết quả tốt.
Xác định được tầm quan trọng của từng thao tác nghiệp vụ và mối liên hệ chặt chẽ, đan xen nhau giữa chúng, VKSND cấp huyện đã chú trọng đến tất cả các công tác thực hiện quyền năng: Đã chú trọng đến công tác quản lý và xử lý tin báo tội phạm; tăng cường trách nhiệm và chất lượng của công tác kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố: kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, kiểm sát bắt giữ, phân loại xử lý…; đã phân loại xử lý 56.340 trường hợp bị Cơ quan điều tra bắt giữ trong trường hợp bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt tạm giam, bắt truy nã…Thông qua các công tác này, VKS đã kịp thời phát hiện và đề ra các yêu cầu cụ thể ngay từ đầu kể cả từ trước khi vụ án được khởi tố và còn trực tiếp tham gia một số hoạt động điều tra. Cho nên, việc thu thập các tài liệu, chứng cứ hầu như đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra, làm căn cứ phục vụ không chỉ cho việc quyết định khởi tố vụ án mà còn đảm bảo cơ sở vững chắc cho thực hành quyền công tố trong tất cả các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam cũng đã được đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Do thực hiện tốt công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ và phân loại xử lý nên số người mà Cơ quan điều tra bắt không đúng với các quy định của pháp luật, sau đó phải xử lý hành chính giảm, tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự giảm rõ rệt. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, VKS đã kiến nghị giải quyết nhiều trường hợp có dấu hiệu giải quyết chậm theo quy định của pháp luật.
Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, trách nhiệm của Kiểm sát viên được nâng cao. Các hồ sơ khởi tố và các quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra khi chuyển đến VKS đều được VKS nghiên cứu và đánh giá kỹ các tài liệu, chứng cứ và đối chiếu cụ thể với các quy định của pháp luật. Việc quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra được các lãnh đạo VKS và các Kiểm sát viên xem xét và cân nhắc thận trọng cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức. Các Kiểm sát
viên đã nêu cao trách nhiệm, năng động hơn và chủ động bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ với các Điều tra viên, đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể. Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo tính thận trọng, trước khi quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên đã tự mình trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra… Nhờ vậy, đã đảm bảo được việc khởi tố đúng đối tượng và tội danh, không để lọt người phạm tội, số lượng các vụ án và bị can đã khởi tố điều tra sau đó phải đình chỉ vì không đủ căn cứ buộc tội ngày một giảm, các vụ án phải đình chỉ do sau khi khởi tố xác định không có dấu hiệu tội phạm hình sự cũng gần như được khắc phục. VKS cấp huyện đã kiểm sát khởi tố 44.250 vụ/ 70.803 bị can. Các vụ VKS phê chuẩn nhìn chung đều đảm bảo đúng người, đúng tội.
Đối với các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất: bắt, tạm giữ, tạm giam: Nhờ nắm vững các yêu cầu tại Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/3/2000 và Nghị quyết số 388/NQ/UBTVQH 10 ngày 17/3/2003 về trách nhiệm của VKS trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, oan, sai ở địa phương, vừa với sự cố gắng nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao hơn, vừa thận trọng và bám sát các quy định của pháp luật, cho nên chất lượng của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS trong việc bắt, giữ, tạm giam và phê chuẩn các biện pháp này được nâng lên rõ rệt. VKS đã kiểm sát 100% các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra, đã phê chuẩn 7.876 lệnh tạm giam, 705 lệnh bắt tạm giam, xem xét huỷ bỏ 2.627 lệnh tạm giam theo đề nghị của Cơ quan điều tra, đã yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 212 trường hợp, đồng thời đã huỷ bỏ 395 trường hợp tạm giam sau khi vụ án đã được chuyển đến VKS do xét không cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam nữa. Khi quyết định áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, các Kiểm sát viên và lãnh đạo các đơn vị đều rất thận trọng, chú ý cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thể nên đa số các trường hợp VKS quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đều đảm bảo có căn cứ, đúng
giữ, tạm giam đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Số bị can sau khi kết thúc điều tra được VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn, huỷ bỏ biện pháp tạm giam, sau đó bỏ trốn dẫn đến phải tạm đình chỉ vụ án và bị can để chờ bắt lại bị can theo lệnh truy nã không nhiều.
VKSND đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nên tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh hơn. Hầu hết các vụ án thuộc thẩm quyền cấp huyện đều được giải quyết trong hạn luật định, có những vụ giải quyết nhanh chỉ trong thời hạn một tháng. Hơn nữa, VKS đã giải quyết được 362 vụ án theo thủ tục rút gọn. Tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án hình sự, phải gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam một cách tràn lan, thiếu căn cứ đã giảm hẳn; các trường hợp án phải gia hạn điều tra nhiều lần, tình trạng án tồn sang năm sau không còn nhiều trừ các vụ mà do các điều kiện khách quan: bị can trốn hoặc mắc bệnh tâm thần phải chờ truy nã hoặc chờ kết quả giám định. Với các trường hợp đó, các đơn vị đều có sự theo dõi quản lý và đôn đốc, khi các căn cứ để tạm đình chỉ không còn thì kịp thời phục hồi giải quyết tiếp. Vì vậy, không có trường hợp vi phạm thời hạn hay bỏ quên án.
Việc tăng cường trách nhiệm và chất lượng của các Kiểm sát viên VKS như nêu trên đã có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc điều tra: Hầu hết các hồ sơ vụ án không những đảm bảo đúng tiến độ điều tra mà sau khi kết thúc điều tra chuyển đến VKS đều đảm bảo đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc truy tố bị can ra trước Toà án bằng một bản cáo trạng với những căn cứ vững chắc. Vì thế, số lượng hồ sơ mà VKS phải trả lại cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung đã giảm hẳn. Trong những năm qua, các VKS cấp huyện trả cho Cơ quan điều tra 683 vụ, Toà án đã có quyết định trả cho VKS 1257 vụ với các nguyên nhân trả để bổ sung khác nhau hoặc để bổ sung chứng cứ, tố tụng và vì các lý do khác…
Công tác phối hợp giữa VKS cấp huyện với Cơ quan điều tra đã được làm tốt hơn. Định kỳ vài tuần hoặc hàng tuần, các cơ quan tư pháp cấp huyện
đều có cuộc họp phân loại xử lý đối với các vụ án khó và có tính chất phức tạp. Nhờ đó, nhiều vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng như các tội phạm về ma tuý, cướp giật tài sản có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp đã được giải quyết với tiến độ nhanh, vừa giúp cho công tác xét xử kịp thời, nghiêm minh, vừa đảm bảo phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và răn đe, phòng ngừa tội phạm, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, thông qua công tác thực hiện chức năng của mình, VKS cấp huyện đã có những biện pháp chủ động từng bước quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm, không chỉ làm rõ tội phạm mà còn tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội để có kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục. Vì lẽ đó, chất lượng của công tác phòng, chống tội phạm ngày càng được nâng cao, uy tín của VKS cũng ngày càng được củng cố.
Tất cả các trường hợp Cơ quan điều tra tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra đều được VKS theo dõi, quản lý và kiểm sát chặt chẽ cho nên các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra đều đảm bảo có căn cứ. Các trường hợp khi các căn cứ tạm đình chỉ không còn, VKS đều nắm chắc và kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra. Cũng nhờ kiểm sát chặt chẽ từ giai đoạn khởi tố, nên số bị can do Cơ quan điều tra và VKS phải đình chỉ sau khi đã khởi tố (kể cả vì lý do không tội hoặc không đủ căn cứ cấu thành tội) ngày một giảm, số vụ án đã đình chỉ nhưng sau đó phải phục hồi điều tra do đình chỉ sai hầu như không có. VKS đã kiểm sát 100% các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra. Tất cả các quyết định đó đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Cũng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa VKS với Cơ quan điều tra nên không có trường hợp nào các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ của Cơ quan điều tra bị VKS huỷ bỏ. Trong số các vụ án do Cơ quan điều tra kết thúc điều tra và chuyển đến VKS gồm 42.026 vụ/ 72.306 bị can: VKS đã có quyết định đình chỉ 287 vụ/ 628 bị can, tạm đình chỉ 54 vụ/ 78 bị can, có cáo trạng truy tố 41.685 vụ/ 71.600 bị can. Có những năm, những đơn vị
quận Thanh Xuân, VKS huyện Từ Liêm, VKS huyện Sóc Sơn năm 2006 không có vụ án và bị can nào đình chỉ điều tra ở VKS.
Công tác kiểm sát việc lập hồ sơ cũng đã được quan tâm chú trọng hơn trước. Chất lượng các hồ sơ vụ án hầu hết đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu, được sắp xếp theo quy định chung, thể hiện tính khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ, giúp cho việc thực hiện chức năng của Cơ quan điều tra, VKS và Toà án được tốt. Việc lập hồ sơ kiểm sát điều tra đảm bảo đúng yêu cầu theo quy định chung thống nhất toàn ngành kiểm sát. Các hồ sơ kiểm sát đều đầy đủ, phản ánh được diễn biến của cuộc điều tra, vai trò và các thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên cũng như các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKS, phục vụ tốt cho công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn tiếp theo.
Thông qua hoạt động của mình, VKS đã phát hiện nhiều vi phạm của Cơ quan điều tra, của Điều tra viên và có ý kiến kịp thời: Với các vi phạm nhỏ thì kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục để loại trừ và rút kinh nghiệm; với các vi phạm nghiêm trọng hơn thì kiến nghị với Cơ quan điều tra để khắc phục và xử lý theo thẩm quyền. Công tác tập hợp và kiến nghị vi phạm của Cơ quan điều tra được làm khá tốt. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, mỗi VKS cấp huyện đều có kiến nghị bằng văn bản đối với các vi phạm của Cơ quan điều tra. Nội dung của các kiến nghị đều tập trung vào các vi phạm: vi phạm về thời hạn chuyển hồ sơ phê chuẩn khởi tố, phê chuẩn tạm giữ, tạm giam, thời hạn điều tra, các vi phạm của các Điều tra viên trong khi tiến hành tố tụng…Do nắm vững các quy định của pháp luật và kiểm sát chặt chẽ, tích luỹ vi phạm kịp thời, cụ thể nên các kiến nghị của VKS đều có căn cứ, đảm bảo chất lượng và có sức thuyết phục, được Cơ quan điều tra tiếp thu và khắc phục. Điều này không những giúp cho công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ của Cơ quan điều tra ngày càng có hiệu quả mà thông qua chất lượng của các kiến nghị đó, VKS khẳng định tiếng nói và uy tín của mình.
VKSND cấp huyện đã có những biện pháp chủ động quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm. Thông qua công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VKS chú trọng tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội để trên cơ sở đó kiến nghị với các cơ quan hữu quan có biện pháp khắc phục. Nhờ đó, chất lượng của công tác phòng chống tội phạm ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo cho việc điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng khởi tố oan, sai và làm giảm hẳn số lượng vụ án bị đình chỉ điều tra do không phạm tội, đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra, tạo lòng tin cho cấp uỷ, Đảng địa phương và quần chúng nhân dân, đồng thời khẳng định vị trí và nâng cao uy tín của VKSND.
Với khối lượng công việc rất lớn trong tình hình thực tế biên chế "vừa thiếu, vừa yếu, vừa thừa", song trong những năm qua, VKS cấp huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguyên nhân của các kết quả đó có nhiều, song trước hết phải kể đến các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, VKS cấp huyện Hà Nội có một đội ngũ Kiểm sát viên hầu hết trẻ tuổi, đã được đào tạo cơ bản, năng động nên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có ý thức chính trị và lập trường tư tưởng kiên định, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ kiểm sát: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn". Đó là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS.
Thứ hai, nhờ có sự lãnh đạo tập trung thống nhất và khoa học, sự giáo dục có hệ thống, sự quán triệt sâu rộng của lãnh đạo VKSNDTC, tạo nên sự chuyển biến lớn và sâu sắc trong nhận thức và hành động của các cán bộ, Kiểm sát viên toàn ngành kiểm sát về yêu cầu đối với công tác kiểm sát trong giai đoạn mới. Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với VKS, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ cũng có nhiều đổi mới sâu sắc. Thể hiện trong việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy khoa học và hợp lý hơn, xây dựng và ban
chuẩn Kiểm sát viên, công tác đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục đã được chú trọng. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên được trang bị khá đầy đủ các kiến thức lý luận nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân được nâng cao hơn trước. Việc tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đã có những tiến bộ, với tinh thần trách nhiệm cao và sự chủ động của mỗi Kiểm sát viên và sự quan tâm tạo điều kiện và tăng cường chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo VKS cấp huyện, của lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ VKS thành phố Hà Nội.
Thứ ba, đã xác định và thiết lập được mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng trên cơ sở phối hợp thực hiện chức năng nhiệm vụ của từng ngành theo quy định của pháp luật. Sự tăng cường và chủ động phối hợp chặt chẽ