Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 35 - 36)

7. Cơ cấu của luận văn:

1.3. Tiến trình phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hiến

1.3.2. Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo

theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 23-HĐBT ngày 24 tháng 1 năm 1991

Ngay sau sự ra đời của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 23-HĐBT ngày 24 tháng 1 năm 1991 đã có quy định chi tiết hơn như sau:

“Điều 10 : Quy định về lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con người.

Việc lấy mô hoặc một BPCT của người sống phải được người đó tự nguyện và viết thành văn bản.

Cơ sở y tế tiến hành lấy mô hoặc một BPCT của người cho có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho họ trước, trong và sau khi lấy.”

Nhưng thực chất quy định về quyền hiến BPCT của cá nhân mới chỉ quy định chi tiết hơn quy định "đồng ý" của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ở hai điểm, đó là phải được người đó tự nguyện và viết thành văn bản. Quy định này rất có ý nghĩa trong khía cạnh pháp lý cũng như trong thực tiễn đời sống.

Về mặt pháp lý: "đồng ý" trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân diễn đạt rất chung chung, khó kiểm soát; trái lại, "tự nguyện" trong Nghị định 23 lại mang ý nghĩa sâu xa hơn, chặt chẽ hơn. Bản thân sự tự nguyện của người cho đã là đồng ý, nhưng là đồng ý tự thân, do chính người đó quyết định chứ không phải đồng ý do bị ép buộc, bị lừa dối … sự tự nguyện thể hiện rõ mức độ hiểu biết về y tế, xã hội, pháp luật… cũng như khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người đó.

Việc quy định phải viết thành văn bản cũng là một sự tiến bộ nhằm quy định rõ hơn việc thực thi quyền này. Nó đảm bảo có bằng chứng xác thực cho sự tự nguyện, tự quyết của người hiến. Về mặt thực tiễn thì chính quy định này nhằm đảm bảo cho các chủ thể cho, hiến BPCT được có cơ hội thể hiện ý chí và là cơ sở đảm bảo cho các chuyên gia y tế tiến hành các hoạt động chuyên môn của mình.

Tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VII) về „„Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân" cũng tỏ rõ quyết tâm trong việc triển khai Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và các văn bản dưới luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 35 - 36)