Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 27 - 29)

7. Cơ cấu của luận văn:

1.2.2. Nguyên tắc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhâ n

1.2.2.2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học

học.

Ở nước ta, nhu cầu được ghép mô, BPCT người là rất lớn và ngày càng gia tăng. Về nhu cầu ghép BPCT người, hiện nay, cả nước có khoảng 5.000 - 6.000 người suy thận mãn cần được ghép thận, tại Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan nhưng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Do không có nguồn của người hiến nên cho đến nay, ở Việt Nam đã có hơn 200 người phải sang Trung Quốc và một số nước khác để ghép thận, ghép gan. Về nhu cầu mô, đặc biệt là ghép giác mạc, đến nay, cả nước có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc. Riêng tại Viện Mắt Trung Ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên nhưng từ năm 1985 đến nay, Viện

mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép được 103 ca, năm 2005 ghép được 150 ca. Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (khoảng 50-100 giác mạc/năm) mà không có nguồn của người cho giác mạc5

.

Mặt khác, nhu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên xác chết rất lớn. Vào những thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ trước, cứ 6 - 7 sinh viên có 1 xác chết để học tập, nghiên cứu giải phẫu, nhưng đến nay, cả khoá trên dưới 400 sinh viên mới chỉ có 1 xác chết, thậm chí phải dùng lại nhiều lần do không có xác (theo báo cáo của Trường Đại học y Hà Nội, cả Trường hiện có 22 xác chết; Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh có 173 xác chết).

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận, 80-100 ca ghép gan, 20-30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc, chúng ta phải có nhiều mô, BPCT người hiến tự nguyện, nếu chỉ chờ vào nguồn hiến BPCT người của người thân là không thể đủ. Do đó, việc lấy mô, BPCT ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống là vô cùng cấp thiết.6

Nhu cầu cần BPCT để chữa bệnh là rất lớn, số người cần BPCT lớn hơn rất nhiều so với BPCT được hiến vì vậy, sự mất cân bằng giữa cung và cầu đã thể hiện sự cần thiết phải có những người tự nguyện hiến BPCT của mình để cứu chữa những bệnh nhân nặng đang bị bệnh hiểm nghèo cần BPCT để cấy ghép chữa trị. Mỗi một người hiến BPCT đã chia sẻ sự sống của họ cho người khác thể hiện tấm lòng nhân đạo của người hiến, việc làm này là việc làm cao cả cần được nhà nước tôn vinh, việc hiến BPCT cần được tuyên truyền, phổ

5

Nguyễn Huy Quang – Nguyễn Hoàng Phúc: “Một số nội dung quan trọng trong Luật hiến, lấy, ghép mô, Bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác”, Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về y tế số 04 tháng 12/2006, tr.2

6

Giáo sư - tiến sỹ khoa học Lê Thế Trung: “Chiến lược tổng thể về ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể trong giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020”, Tạp chí y học thảm họa và bỏng, số 1/2006, tr.20

biến để tất cả mọi người dân đều biết và hiểu về việc làm nhân đạo, tương thân, tương ái này.

Không những đây là việc làm nhân đạo mà việc hiến BPCT còn giúp cho những người cần BPCT để giảng dạy có cơ sở thực tế hơn, hiểu rõ hơn về cơ thể con người hay những người cần BPCT để nghiên cứu cũng có BPCT để tiến hành thực nghiệm trên BPCT người đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Hiến BPCT chỉ được thực hiện vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Nguyên tắc này được đặt ra nhằm tránh việc kinh doanh BPCT người để kiếm lợi nhuận. Các nước Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Mỹ, Singgapore… đều quy định mục đích của việc hiến BPCT là vì chữa bệnh, điều trị, nghiên cứu khoa học…Thể thức quy định của các nước có khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là bảo vệ con người, vì con người, vì đạo đức xã hội và vì cuộc sống của con người. Tại Pháp, những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật y tế cộng đồng về cho và sử dụng BPCT người và sản phẩm từ cơ thể người là phải nhằm mục đích chữa bệnh, phải có sự đồng ý trước của người cho, nghiêm cấm quảng cáo, nghiêm cấm trả tiền dưới bất kỳ hình thức nào, giữ bí mật thông tin, đảm bảo an toàn về y tế. Như vậy, làm thế nào để tất cả mọi người có thể hiểu được việc hiến BPCT có thể cứu sống một người hoặc cứu một người thoát khỏi bệnh hiểm nghèo là một việc làm rất có ý nghĩa. Tất nhiên, cho cả một BPCT người là một việc làm không đơn giản, nó đòi hỏi tính nhân văn và phải vận động tuyên truyền thật tốt để người dân hiểu được ý nghĩa nhân đạo của hành động hiến tặng BPCT .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)