1.3. Giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải
1.3.6. Hình thức pháp lý và hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành
Sau phiên hòa giải, các bên tranh chấp thống nhất thỏa thuận đƣợc với nhau thì hình thức ghi nhận kết quả việc đó nhƣ thế nào. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chƣa quy định cụ thể về việc này. Thực tiễn các bên tranh chấp tiến hành hòa giải và đi đến thỏa thuận giải quyết với nhau trên cơ sở một biên bản hòa giải thành. Ở đây cần xem xét hình thức pháp lý của biên bản hòa giải thành là gì? Phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải đƣợc thực hiện theo cơ chế giải quyết nội bộ, xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp; các bên tự do thỏa thuận, tự định đoạt nên khi thống nhất đƣợc việc giải quyết tranh chấp và đi đến ký kết biên bản ghi nhận sự thống nhất này, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Nhƣ thế, các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thƣơng mại trên cơ sở xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền lợi các bên khi thấy có vi phạm. Các bên đƣợc tự do thỏa thuận và định đoạt, khi thỏa thuận đạt đƣợc là lúc ý chí các bên gặp nhau, thống nhất với nhau. Dù ở hệ thống pháp luật nào, ngƣời ta đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng [31, tr.14]. Qua phân tích trên ta thấy biên bản hòa giải thành trong phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải có đầy đủ đặc trƣng của hợp đồng nên có thể coi đây là một hợp đồng. Vì căn cứ vào lý luận về hợp đồng, chúng ta biết rằng: hợp đồng là loại giao ƣớc đƣợc tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thƣơng thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật có quy định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên. Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo nên hợp đồng. Không có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có hợp đồng nào đƣợc tạo ra mà thiếu yếu tố thỏa thuận, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố
cơ bản cho sự tồn tại hợp đồng. Tuy nhiên, về cơ bản mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhƣng không phải sự thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận tạo ra một sự ràng buộc pháp lý mới đƣợc coi là hợp
đồng. Bởi vậy, “sự thỏa thuận” và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” là hai dấu
hiệu cơ bản tạo nên bản chất của hợp đồng. Tóm lại, xác lập hợp đồng cũng có nghĩa các bên đó tự xác lập quyền và nghĩa vụ của mình và bị ràng buộc bởi các quyền lợi, nghĩa vụ của mình theo nhƣ thỏa thuận, qua đó ta có thể khẳng định bản chất của biên bản hòa giải thành là một hợp đồng. Do đó, khi ký kết biên bản hòa giải thành các bên tự xác lập nghĩa vụ của mình, trên cơ sở một thỏa thuận hợp pháp, các bên phải hiểu rằng nghĩa vụ là việc ngƣời thụ trái thực hiện yêu cầu của ngƣời trái chủ. Việc thực hiện hợp đồng đƣợc quy định tại điều 421 BLDS 2005 nhƣ sau:
“Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác”.
Tuy nhiên, đối với việc thực thi kết quả hòa giải mà các bên đạt đƣợc đƣợc ghi nhận trong biên bản hòa giải thành thì phụ thuộc vào thiện chí của các bên, nếu các bên không thực hiện thì không có cơ chế pháp lý nào bảo đảm. Trong khi đó cũng là thủ tục hòa giải tại trọng tài hay Tòa án thì thỏa thuận đó đƣợc trọng tài hay tòa án công nhận, thỏa thuận đó có giá trị hiệu lực buộc các bên thực hiện theo thỏa thuận, nếu không thực hiện sẽ bị cƣỡng chế thi hành. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải đƣợc các bên tự do thỏa thuận, định đoạt nhằm đi đến lợi ích chung thống nhất giải quyết tranh chấp xảy ra, ngăn chặn sự thiệt hại xảy ra cho các bên. Thỏa thuận đạt đƣợc của các bên là khi ý chí đã thống nhất, các bên xác lập nghĩa vụ của mình vào đó, cho nên, việc thực thi nó đƣơng nhiên là bắt buộc và cần đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣ hòa giải trong thủ tục trọng tài và Tòa án. Từ những phân tích ở trên, pháp luật Việt Nam chƣa có các quy định về hình thức pháp lý để
ghi nhận thủ tục và kết quả hòa giải nên việc thực thi cũng không đƣợc bảo đảm. Theo bà Joelle Duchet Nespoux - Luật sƣ Đoàn Luật sƣ Paris thì tại Pháp, thỏa thuận hòa giải có dạng nhƣ hợp đồng thể hiện quan điểm thống nhất hiệu lực giữa các bên. Hiệu lực thi hành thỏa thuận hòa giải đƣợc thực thi theo thỏa thuận giữa các bên (có thể hoặc không có sự công nhận của tòa án) và đƣợc pháp luật công nhận và cƣỡng chế thi hành [45]. Do đó, pháp luật Việt Nam cần bổ sung trƣờng hợp các bên không thi hành thỏa thuận hòa giải thành thì có thể đề nghị tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này sẽ đƣợc thi hành nhƣ một bản án của tòa án.
1.3.7. Ý nghĩa của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại
Hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải không những góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự mà còn bảo đảm cả lợi ích của Nhà nƣớc và góp phần ổn định xã hội.
* Ý nghĩa kinh tế - xã hội
Hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại có hiệu quả kinh tế. Hòa giải làm cho tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng. Trƣờng hợp hòa giải thành thì các bên không cần tốn chi phí và công sức khi tiếp tục đƣa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục Tòa án và trọng tài cũng nhƣ khi yêu cầu thi hành án. Ngoài ra, hòa giải thành còn giúp các bên giải quyết tranh chấp có tinh thần cởi mở, giảm bớt mâu thuẫn, củng cố và phát triển mối quan hệ vốn có, đồng thời còn nâng cao uy tín, vì khi thống nhất đƣợc phƣơng án giải quyết tranh chấp thì thông tin, bí mật kinh doanh không bị tiết lộ nên uy tín không bị giảm sút và lấy lại niềm tin nơi đối tác. Trƣờng hợp hòa giải không thành thì quá trình hòa giải cũng giúp cho các đƣơng sự ngồi lại với nhau, hiểu rõ hơn nguyên nhân tranh chấp, đƣợc bày tỏ ý chí của mình. Từ đó, họ có thể phần nào tìm đƣợc tiếng nói chung, hạn chế bớt mâu thuẫn. Nhƣ vậy, hòa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự, công bằng xã hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bằng mệnh lệnh mà bằng giáo dục thuyết phục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội.
* Ý nghĩa pháp lý
Hòa giải góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các thƣơng nhân. Phần lớn các doanh nghiệp lớn có điều kiện kinh tế thƣờng có luật sƣ tƣ vấn cho hoạt động của mình. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện khó khăn hơn vì thế thƣờng không tuyển dụng luật sƣ tƣ vấn nên trình độ hiểu biết về pháp luật sẽ bị hạn chế. Thông qua việc đề xuất, góp ý và giải thích pháp luật của hòa giải viên trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên sẽ phần nào hiểu đƣợc quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đang tranh chấp cũng nhƣ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó, các bên có định hƣớng và hiểu biết để tự quyết định về việc giải quyết tranh chấp, không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
1.4. Giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải ở quốc tế và khu vực
1.4.1. Luật pháp quốc tế và khu vực về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Ở bình diện quốc tế, hòa giải (out-court) đƣợc thừa nhận rộng rãi trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế nói chung và trong các liên kết khu vực nói riêng. Dƣới đây là một số văn bản quốc tế cơ bản.
* Luật mẫu của Ủy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (Uncitral) về hòa giải thương mại quốc tế kèm theo hướng dẫn ban hành và sử dụng 2002
(Uncitral Model Law on International Commercial Conciliation (2002)):
Luật này gồm 14 điều, trong đó Điều 1 quy định về phạm vi áp dụng và định nghĩa, Điều 2 quy định về diễn giải, Điều 3 về thỏa thuận thay đổi, Điều 4 về bắt đầu quá trình hòa giải, Điều 5 về số lƣợng và chỉ định hòa giải viên, Điều 6 về tiến hành hòa giải, Điều 7 về trao đổi thông tin giữa hòa giải viên và các bên, Điều 8 về công khai thông tin, Điều 9 về bảo mật, Điều 10 về khả năng chấp nhận bằng chứng tại các quy trình tố tụng khác, Điều 11 về chấm dứt quá trình hòa giải, Điều 12 về hòa giải viên thực hiện vai trò trọng tài viên, Điều 13 về viện tới tố tụng trọng tài hoặc tòa án và Điều 14 về thực thi thỏa thuận dàn xếp. Luật mẫu của Uncitral về Hòa giải thƣơng mại đã quy định đầy đủ về những nguyên tắc đặc trƣng của hòa giải đó là về việc công bố thông tin và bảo mật. Ngoài ra, theo Luật mẫu quy định
nếu các bên đạt đƣợc thỏa thuận hòa giải thành để giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận hòa giải thành đó có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và có thể đƣa ra thi hành. Trong quá trình nghiên cứu để nội luật hóa, mỗi quốc gia cần chỉ ra phƣơng thức cụ thể để thi hành thỏa thuận hòa giải thành (thủ tục thi hành bắt buộc) hoặc dẫn chiếu các quy định liên quan đến việc thi hành thỏa thuận đó, ví dụ: thông qua quyết định công nhận của tòa án đối với việc hòa giải thành để thi hành án. Nhƣ vậy, Luật mẫu về hòa giải thƣơng mại quốc tế ra đời đã góp phần to lớn trong việc điều chỉnh và giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các quốc gia.
Ngoài ra, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải còn đƣợc quy định trong các văn bản quốc tế và khu vực sau:
- Hiệp định giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO (Dispute Settlement Understanding - DSU)
- Công ƣớc về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài năm 1958 (Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards (New York – 1958)).
- Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp Asian ngày 20/11/1996 nhằm tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hợp tác kinh tế ASEAN.
- Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nƣớc thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Đại Hàn Dân Quốc.
- Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á và Nhật Bản.
- Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiệp định thƣơng mại giữa chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Singapore.
Nội dung cơ bản của các văn bản trên sẽ đƣợc trình bày tại phần 2.1.1 Chƣơng 2 của Luận văn.
1.4.2. Tình hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở một số quốc gia
Giải quyết tranh chấp thƣơng mại luôn là quan tâm hàng đầu của giới kinh doanh. Hiện nay, trên thế giới mặc dù phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài cũng có nhiều ƣu thế, nhƣng giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải vẫn đƣợc các doanh nhân, doanh nghiệp ƣa chuộng. Hầu hết các tổ chức trọng tài thƣơng mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nƣớc Châu Á với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải nhƣ Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan…[39] và đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo giới luật sƣ và doanh nghiệp. Một số cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải trên thế giới nhƣ:
*Hòa giải thương mại ở Singapore
Singapore là tâm điểm ở châu Á với nhiều hoạt động giao dịch quốc tế nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính và nhiều dịch vụ khác. Giống nhƣ một số nƣớc theo hệ thống luật án lệ, Singapore không ban hành luật về hòa giải mà chỉ thành lập các tổ chức về hòa giải nhằm thúc đẩy và phát triển dịch vụ hòa giải. Tiêu biểu nhƣ với việc thành lập Trung tâm hòa giải Singapore (Singapore Mediation Centre - SMC) vào năm 1997 trực thuộc Học viện pháp luật Singapore đã góp phần khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải gia tăng. Các tranh chấp đƣợc đƣa ra hòa giải tại đây rất đa dạng từ các tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng, hợp đồng, công ty, bảo hiểm, hàng hải cho tới các loại tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, công nghệ thông tin, bồi thƣờng thiệt hại…. SMC đã tiến hành các hoạt động hòa giải rất hiệu quả theo thủ tục hòa giải của SMC với 14 điều, kèm theo là 4 phụ lục (phụ lục A: nộp đơn, phụ lục B: mẫu thỏa thuận hòa giải, phụ lục C: tập hợp chuẩn mực đạo đức, phụ lục D: phí hòa giải). Nội dung cụ thể của 14 Điều tại thủ tục hòa giải của SMC đƣợc thể hiện tại Phụ lục của luận văn. SMC quy định về hệ thống quy trình hòa giải thƣơng mại thông qua sơ đồ sau [40]:
(Nguồn:
http://www.mediation.com.sg/images/stories/downloads/commercial_mediation/02c%20
commencing%20commercial%20mediation%20flowchartfinal.pdf)
SMC thuyết phục các bên hòa giải
Sau khi đánh giá chi tiết vụ tranh chấp, SMC có thể kêu gọi cuộc hòa giải trƣớc nếu thấy cần thiết hoặc yêu cầu các bên cung cấp thông tin bổ sung.
Các bên chƣa đồng ý hòa giải
Yêu cầu hòa giải (theo mẫu) Các bên tranh chấp đồng ý hòa giải - SMC thừa nhận, hƣớng dẫn thêm đối với vụ tranh chấp. - Mỗi bên tranh chấp nộp lệ phí (bao gồm thuế GST) trong 3 ngày làm việc
- Các bên ký Thỏa thuận hòa giải
Các bên tranh chấp gửi tài liệu liên quan đến SMC SMC: sắp xếp quản lý; tƣ vấn cho các bên tranh chấp về lệ phí hòa giải và chỉ định hòa giải viên thích hợp.
Ngày hòa giải
Các bên tranh chấp nộp lệ phí hòa giải và nộp 1 bản tóm tắt vụ tranh chấp ít nhất 7 ngày trƣớc ngày hòa giải
Bên cạnh dịch vụ hòa giải thƣơng mại, SMC còn cung cấp dịch vụ hòa giải kết hợp với trọng tài (Med - Arb) và dịch vụ kết hợp hòa giải của SMC với thủ tục trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (Singapore International Arbitration Centre - SIAC) (SMC- SIAC Med - Arb); theo đó:
- Med - Arb (hòa giải - trọng tài) là một quá trình giải quyết tranh chấp kết hợp giữa phƣơng thức hòa giải và trọng tài. Trong thủ tục hòa giải - trọng tài, đầu tiên