Về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam 07 (Trang 50 - 52)

2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ

2.2.1. Về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp

tích đánh giá ở các phần trước, tác giả nhận thấy phương thức hòa giải và phương thức trọng tài thương mại mang nhiều ưu điểm và đây là những phương thức các bên tranh chấp nên lựa chọn. Với hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa xây dựng hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải vì vậy phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại có phần ưu việt nhất. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu phương thức hòa giải được nghiên cứu và pháp điển hóa một cách cụ thể hơn, tạo điều kiện và có sự phối hợp tốt hơn giữa Trung tâm hòa giải và các cơ quan chức năng khác thì theo quan điểm của tác giả đây mới thực sự là phương thức giải quyết tranh chấp mang nhiều ưu việt nhất.

2.2.1.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp nội bộ công ty khi mới phát sinh đều được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Tuy vậy, qua thực tế tiếp xúc với các bên tranh chấp thông qua phương thức này, thương lượng thành công rơi vào phần nhiều ở những tranh chấp có giá trị kinh tế không lớn, các bên có trình độ am hiểu nhất định về pháp luật. Thông thường với những vụ việc có tính chất, mức độ và nằm trong hoàn cảnh trên thì giải quyết tranh chấp bằng thương lượng mới trở nên phù hợp và được các bên lựa chọn. Trong trường hợp các tranh chấp nội bộ công ty liên quan đến quyền lợi hoặc tranh chấp về mặt kinh tế có giá trị lớn thì phương thức này không thực sự hiệu quả đối với các bên tham gia bởi vì thiện chí của các bên sẽ bị ảnh hưởng bởi lợi ích trong khi sự thiện chí của các bên có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả thương lượng.

Tranh chấp nội bộ công ty là các tranh chấp rất phức tạp, thế nhưng khi các bên có thiện chí và ngồi lại với nhau để tháo gỡ bất đồng thì nó trở nên rất thuận lợi trong việc chấp dứt tranh chấp. Thương lượng là phương thức thể hiện thiện chí của các bên mong muốn giải quyết ổn thỏa những bất đồng một cách nhẹ nhàng và đơn giản nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam 07 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)