Tranh chấp liên quan đến vốn góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam 07 (Trang 66 - 76)

2.1.2 .Pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nội bộ

2.2.2.2. Tranh chấp liên quan đến vốn góp

a. Tranh chấp liên quan đến định giá tài sản góp vốn

Quy định pháp luật hiện hành về định giá tài sản góp vốn như sau: Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng

phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá [Điều 30, Luật Doanh nghiệp 2005].

Khi thành lập công ty hoặc kết nạp thêm thành viên mới thì thỏa thuận về hình thức các loại vốn góp là rất quan trọng. Để tránh các tranh chấp có thể xảy ra thì tài sản để góp vốn của các thành viên cần phải minh bạch rõ ràng. Mọi tài sản có thể được góp vào công ty nếu có sự nhất trí và thỏa thuận của các thành viên, và được ghi vào điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ , bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn công ty [31, Khoản 4, Điều 3].

Việc xác định giá trị tài sản góp vốn trong công ty là cần thiết bởi đây là một loại giao dịch tài sản rất quan trọng và phổ biến. Đối với các giao dịch tài

sản nói chung của công ty, LDN 2005 đã phân biệt các các giao dịch tài sản thông thường, các giao dịch tài sản có giá trị lớn (có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được Điều lệ công ty quy định) và các giao dịch tài sản giữa công ty với các bên chủ thể có quyền và lợi ích liên quan.

Có nhiều lý do để lãnh đạo các công ty xác định giá trị tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế, trong đó không loại trừ các lý do chủ quan có tính chất tiêu cực như: gia tăng chi phí khấu hao tài sản để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, làm ảo tổng số vốn góp của chủ sở hữu nhằm giả tạo năng lực tài chính của công ty, giúp cho người góp vốn bằng tài sản (phải định giá) được hưởng quyền lợi nhiều hơn các cổ đông, thành viên khác. Khi đó, quyền lợi của công ty, của chủ nợ và của các đồng chủ sở hữu khác đồng thời bị xâm phạm. Do vậy, cần phải xác định trách nhiệm pháp lý, trước hết là trách nhiệm dân sự, cho những cá nhân trực tiếp “thiết lập” các giao dịch góp vốn có tính chất gian lận này.

LDN 2005 đã đề cập đến trách nhiệm dân sự liên đới của một số cá nhân về nghĩa vụ trả nợ của công ty với mức trách nhiệm bằng giá trị chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị định giá ảo của tài sản góp vốn. Tuy nhiên, trách nhiệm này mới chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, mà chưa bảo vệ được quyền lợi của công ty và bảo vệ quyền lợi của các đồng chủ sở hữu khác của công ty. Chủ thể phải chịu trách nhiệm liên đới khi tài sản góp vốn được xác định cao hơn so với giá trị thực vào thời điểm góp vốn, trách nhiệm thuộc về các sáng lập viên nếu việc góp vốn bằng tài sản được thực hiện vào thời điểm thành lập công ty, và người đại diện theo pháp luật của công ty, nếu việc góp vốn được thực hiện trong quá trình công ty đang hoạt động.

Thực tế, người đại diện theo pháp luật chỉ có thẩm quyền về hình thức là nhân danh công ty ký thoả thuận với người góp vốn. Giá trị tài sản góp vốn sẽ

do Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của công ty quyết định, mà người đại diện theo pháp luật có thể không thuộc thành phần của các cơ quan này, chẳng hạn Giám đốc/Tổng giám đốc làm thuê được giao chức danh người đại diện theo pháp luật. Cũng có khả năng, khi người đại diện theo pháp luật đã bỏ phiếu phản đối tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị khi các cơ quan này quyết định giá cho tài sản góp vốn. Do vậy, việc pháp luật quy toàn bộ trách nhiệm cho riêng người đại diện theo pháp luật là không thoả đáng, không có căn cứ thực tế. Mà cần thiết, pháp luật phải quy mọi trách nhiệm thuộc về người đã biểu quyết chấp thuận giá trị tài sản góp vốn không đúng, giống như quy định cho trường hợp góp vốn bằng tài sản khi thành lập công ty.

b.Tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Luật doanh nghiệp quy định về xử lý phần vốn góp trong các trường hợp như: Thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty; Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty; Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây: Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; hoặc chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định pháp luật.

Thực tế, các thành viên, cổ đông công ty thường có mối quan hệ quen biết nhau khi cùng sáng lập công ty. Việc xảy ra các sự kiện trong quá trình hoạt động như thành viên, cổ đông chết, tặng cho vốn góp người cùng huyết thống đến thế hệ ba hay sử dụng phần vốn để trả nợ mà xác định người thừa kế, người nhận tặng cho, người nhận thanh toán là thành viên công ty thì sẽ dẫn đễn nguy cơ phá vỡ cấu trúc mối quan hệ quen biết giữa các thành viên,

cổ đông và nguyên tắc thỏa thuận của các thành viên, cổ đông khi thành lập công ty. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận thành viên, cổ đông mới cũng không đơn giản, nếu HĐQT bằng quyền phủ quyết của mình, không chấp nhận thành viên, cổ đông mới (người thừa kế, tặng cho, nhận thanh toán), nhất là khi thành viên chết, tặng cho vốn hoặc trả nợ lại nắm các chức vụ quản lý của công ty.

Ví dụ, vụ việc xảy ra tại Công ty CP Xây dựng BV là một ví dụ điển hình. Tại công ty này, ông S là Chủ tịch HĐQT (HĐQT gồm 5 thành viên) kiêm Giám đốc - người đại diện theo pháp luật. Ông này nắm 51% vốn điều lệ; trong đó 24,04% là vốn sở hữu của cá nhân, 7% là đại diện theo ủy quyền của tập thể người lao động, còn lại đại diện cho cổ đông nhà nước. Do ông S. mất đột ngột, nên người thừa kế hợp pháp của ông này đã làm các thủ tục để trở thành cổ đông của công ty và muốn ứng cử vào làm thành viên HĐQT, làm Giám đốc để tiếp tục duy trì và quản lý phần vốn của ông S để lại. Tuy nhiên, việc này vấp phải sự phản đối của các thành viên HĐQT (4 thành viên nắm 20% vốn điều lệ) còn lại với lý do họ cho rằng, người thừa kế của ông S không có chuyên môn theo quy định tại Điều lệ Công ty. Vì vậy, nhóm thành viên HĐQT này đã tự bầu 1 thành viên lên làm Chủ tịch HĐQT và Giám đốc. Các thành viên HĐQT này chỉ nắm 20% nhưng đã không thừa nhận người thừa kế của ông S, không thanh toán lại số cổ phần của ông S để lại, đề nghị người thừa kế của ông S phải chuyển nhượng lại cổ phần với giá thấp hơn so với mệnh giá ban đầu dù công ty làm ăn có lãi, chia cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng [52].

Về trường hợp này, cần thiết phải xem xét lại tại thời điểm ông S mất có để lại di chúc hay không, nếu không thì phải xác định hàng thừa kế. Ông S nắm 51% vốn điều lệ, tuy nhiên trong đó 7% là đại diện theo ủy quyền của tập thể người lao động, 19,06% đại diện cho cổ đông nhà nước, theo nguyên tắc

khi ông S mất thì ủy quyền đại diện cho số cổ phần của tập thể người lao động và 19,06% đại diện cho cổ đông nhà nước nghiễm nhiên chấm dứt do chủ thể nhận ủy quyền không còn. Người thừa kế của ông S có tối đa 24,04 % số cố phần trong công ty, việc người này đề nghị ứng cử vào Hội đồng quản trị là có cơ sở và việc công nhận người thừa kế của ông S là thành viên Hội đồng quản trị hay không phụ thuộc vào Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu tùy theo điều lệ công ty, tuy nhiên ứng cử vào vị trí Giám đốc thì cần xem xét vào Điều lệ công ty và sự đồng thuận của Hội đồng quản trị. Việc các thành viên Hội đồng quản trị không thừa nhận người thừa kế của ông S, không thanh toán số cổ tức của ông S được hưởng (theo vốn sở hữu cá nhân của ông S) và đề nghị người thừa kế của ông S phải chuyển nhượng lại cổ phần với giá thấp hơn mệnh giá ban đầu là không có cơ sở. Người thừa kế của ông S có thể căn cứ vào Điểm c Khoản 3 Điều 97; Khoản 4, 5 Điều 97 để đề nghị Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để giải quyết các vấn đề của mình.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp thành viên công ty là những người có quan hệ mật thiết với nhau, khi một người chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác thì thành viên còn lại không công nhận và hỗ trợ người nhận chuyển nhượng phần vốn góp thực hiện các quyền của mình trong công ty. Có khá nhiều tranh chấp xuất phát từ các quan hệ như thế này và kết quả là người nhận chuyển nhượng phần vốn góp đề nghị rút vốn, chuyển nhượng lại phần vốn góp cho công ty hoặc người khác thông qua việc khiếu kiện. Ví dụ, tại bản án số 25/2013/KDTMPT ngày 29/07/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng, Công ty TNHH Đại Phát có

02 thành viên gồm ông Phạm Thành Đại (Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty) và vợ là bà Lương Thị Thúy Hằng, vốn điều lệ 2.000.000.000 đồng và mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ. Ngày 29/02/2008, bà Hằng đã chuyển

nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Đại Phát cho bà Trang với giá trị 1.050.000.000 đồng, có xác nhận của ông Đại và đóng dấu Công ty với tư cách Chủ tịch HĐTV. Sau khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp, bà Trang không được tham gia các cuộc họp thành viên, không được cung cấp tình hình sản xuất hoạt động, thu chi tài chính và không được chia lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong bản án và các trường hợp tương tự , tòa căn cứ vào Điều 42 LDN 2005 tuyên không cho phép bà Trang rút vốn và yêu cầu Công ty TNHH Đại Phát phải tạo điều kiện để bà Trang thực hiện các quyền của mình theo quy định. Tuy nhiên không có chế tài cụ thể và tranh chấp này rất có thể sẽ kéo dài nếu bà Trang không chuyển nhượng được phần vốn góp của mình cho người khác.

c. Tranh chấp về chuyển nhượng phần vốn góp

Thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán (Điều 44 LDN 2005). Tuy nhiên quy định tại vẫn còn tồn tại một số vướng mắc như sau:

Quy định thành viên công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên công ty lách luật trên thực tế. Bởi LDN 2005 chỉ quy định phải chào bán cho các thành viên công ty với cùng điều kiện nhưng hoàn toàn không đề cập điều kiện đó phải như thế nào. Do vậy, việc thành viên muốn

chuyển nhượng, chào bán phần vốn góp của mình với giá gấp 2 lần hoặc nhiều hơn so với giá trị thực tế trên thị trường khiến các thành viên công ty không thể mua được để bán cho người ngoài công ty vẫn là hợp pháp.

Trường hợp thành viên công ty muốn bán phần vốn góp của mình tại công ty nhưng vì lý do nào đó, các thành viên còn lại, mỗi người chỉ muốn mua một phần vốn góp mà thành viên chào bán thì việc mua bán sẽ được tiến hành như thế nào? Hiện có hai cách hiểu: Một là, nếu mỗi thành viên công ty không mua hết phần vốn góp mà mình được chào bán thì thành viên muốn chuyển nhượng có quyền không bán và chào bán toàn bộ phần vốn muốn chuyển nhượng cho người ngoài; Hai là thành viên công ty mua không hết thì thành viên muốn chuyển nhượng vẫn phải ưu tiên bán cho thành viên công ty và chỉ được bán cho người ngoài phần vốn còn lại mà thành viên công ty không mua.

Đối với việc chuyển nhượng vốn trong công ty CP, thành viên muốn chuyển nhượng vốn của mình trong 3 năm đầu cho các thành viên cổ đông sáng lập khác trong công ty theo đúng luật pháp nhưng các cổ đông không mua. Thành viên đành phải chuyển nhượng cho người ngoài công ty nhưng lại không được sự chấp thuận của các cổ đông khác nên đành phải rời khỏi công ty mà không rút được số vốn của mình. Vì, trong 3 năm đầu, kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Rất nhiều nhà đầu tư gửi đơn ra toà án xin được rút phần vốn góp của mình nhưng đều bị toà bác bỏ bởi lý do không đúng với quy định của pháp luật. Các cổ đông chỉ có thể rút phần vốn góp của mình trong các trường hợp: công ty mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, được chia giá trị còn lại sau khi công ty giải thể hoặc giảm vốn điều lệ.

Ví dụ như vụ tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập tại Công ty CP phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng (Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tranh chấp nội bộ công ty ở việt nam 07 (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)