Yêu cầu và mục đích giám sát công ty cổ phần niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giám sát Tài chính trong công ty Cổ phần Niêm Yết ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Pháp luật về giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết

1.3.1. Yêu cầu và mục đích giám sát công ty cổ phần niêm yết

1.3.1.1. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông

Cổ đông công ty cổ phần niêm yết là tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hoặc toàn bộ phần vốn gốp của công ty. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty niêm yết chứ không phải là chủ nợ của

công ty do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Quyền của cổ đông cũng nhƣ nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu.

Theo đó, cổ đông sáng lập là những cổ đông đầu tiên góp vốn để hình thành nên công ty niêm yết. Cổ đông đặc biệt là cổ đông (thƣờng là Nhà nƣớc) mặc dù chỉ nắm một số lƣợng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tƣợng trƣng nhƣng có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng đƣợc quy định trong điều lệ công ty của công ty niêm yết hay là cổ đông ƣu đãi biểu quyết. Cổ đông ƣu đãi là những cổ đông đƣợc ƣu tiên một quyền nào đó thƣờng là quyền hƣởng một tỷ lệ cổ tức cố định trƣớc khi lợi nhuận đƣợc phân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu. Cổ đông thƣờng là các cổ đông còn lại.

Khi các nhà đầu tƣ này đóng góp vốn vào công ty là họ mong đợi nhận đƣợc giá trị gia tăng từ phần vốn góp đó hay chính là lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh. Mục tiêu lợi nhuận của ngƣời góp vốn chỉ có thể đạt đƣợc khi doanh nghiệp có doanh thu đủ để bù đắp chi phí và có lãi, nghĩa là công ty phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nói cách khác, các quyết định kinh doanh của cơ quan quản lý và cơ quan điều hành phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty để bảo vệ lợi ích của cổ đông hạn chế tình trạng công ty thua lỗ và phá sản.

Mặt khác, các công ty niêm yết thông thƣờng hoạt động dựa trên nguyên tắc phân tách giữa sở hữu và quản lý. Tuy với tƣ cách là chủ sở hữu nhƣng cổ đông không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý mà thông qua đại hội đồng cổ đông bầu ra các thành viên hội đồng quản trị và ủy thác hoạt động quản lý cho hội đồng quản trị và các thành viên này.

Do đó, hoạt động giám sát công ty niêm yết cần phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả nhằm bảo vệ cổ đông, bảo đảm các quyền cơ bản về biểu quyết, về thông tin để cổ đông nắm đƣợc tình hình quản lý, sử dụng số vốn họ đã đóng góp trong công ty, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của họ với tƣ cách là chủ sở hữu

1.3.1.2. Bảo vệ vốn và tài sản của công ty

Dƣới góc độ tài chính, vốn là thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản. Khi vốn bằng tiền đã chuyển thành tài sản, thì bảo toàn tài sản mang ý nghĩa duy trì giá trị sử dụng của tài sản. Cụ thể hơn, bảo toàn vốn cũng chính là bảo toàn tài sản nhằm duy trì và làm gia tăng giá trị của nó thông qua hoạt động đầu tƣ, kinh doanh.

Các tổ chức và cá nhân khi góp vốn thành lập doanh nghiệp niêm yết đều mong muốn đạt đƣợc các mục tiêu lợi nhuận. Vốn của chủ sở hữu và vốn vay đƣợc sử dụng để tạo lập tài sản cố định hoặc dùng làm vốn lƣu động. Khi vốn đã đầu tƣ vào tài sản cố định, tiêu hao tài sản cố định đƣợc thể hiện trong các nghiệp vụ kế toán bằng việc xác định tƣơng đƣơng với chi phí khấu hao tài sản cố định và đƣợc cấu thành trong giá bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Sau mỗi chu trình kinh doanh, vốn của chủ sở hữu đƣợc gia tăng thêm từ lợi nhuận thu đƣợc. Kết quả là, doanh thu của doanh nghiệp niêm yết đƣợc gắn liền với chi phí đƣợc quyết định bằng việc sử dụng vốn và tài sản, nên có thể nói, cơ quan và ngƣời có thẩm quyền quản lý và điều hành kinh doanh là chủ thể quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quyết định kinh doanh, doanh nghiệp niêm yết không thể tránh khỏi tình trạng thu lỗ, nợ quá hạn và thậm chí phá sản. Chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định bảo toàn vốn thông qua quyết định mua bán, sáp nhập công ty, bán tài sản…nhằm duy trì giá trị sử dụng của tài sản và bảo toàn vốn của doanh nghiệp [8, xem tr.87].

Để bảo vệ quyền của cổ đông cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lý công ty niêm yết có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành vi của ngƣời quản lý, điều hành về mức độ tuân thủ pháp luật, điều lệ, nghị quyết, quyết định của mình, đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm của ngƣời quản lý, điều hành vay vốn gây thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp.

1.3.1.3. Bảo vệ lợi ích của chủ nợ công ty

Trong quá trình kinh doanh, ngoài phần vốn điều lệ ban đầu, doanh nghiệp niêm yết phải huy động thêm vốn từ bên ngoài bằng các hoạt động vay vốn, hoặc tạo vốn bằng cách thực hiện các giao dịch vật tƣ, hàng hóa thanh toán sau từ các

bên cung cấp. Thông thƣờng, doanh nghiệp niêm yết vay vốn ngân hàng hoặc huy động từ việc phát hành trái phiếu để thực hiện dự án kinh doanh. Theo đó, một phần tài sản của doanh nghiệp niêm yết đƣợc hình thành từ các khoản vay. Và chủ nợ của các khoản vay này chỉ có quyền hƣởng lãi suất theo thỏa thuận và thu hồi vốn khi đáo hạn theo hợp đồng mà không chịu trách nhiệm về bất cứ sự thất bại nào của dự án đầu tƣ của doanh nghiệp.

Do đó, lợi ích của chủ nợ cũng gắn chặt với lợi ích của công ty niêm yết, các quyết định kinh doanh của cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lý và cơ quan điều hành phải tuân thủ pháp luật để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, hạn chế tình trạng công ty thua lỗ và phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giám sát Tài chính trong công ty Cổ phần Niêm Yết ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 25 - 28)