Hoạt động giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giám sát Tài chính trong công ty Cổ phần Niêm Yết ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 29 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Pháp luật về giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết

1.3.3. Hoạt động giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết

1.3.3.1. Cách thức tổ chức hoạt đ ng và chủ thể giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết

Hiện nay, tổ chức và hoạt động giám sát tài chính trong doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, các luật chuyên ngành và các văn bản hƣớng dẫn thi hành liên quan.

Mô hình tổ chức và quản lý công ty cổ phần niêm yết theo Luật doanh nghiệp 2014 là công ty cổ phần niêm yết có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình:

- Mô hình thứ nhất là mô hình có ban kiểm soát bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Quyết định số 689

Mô hình 1: Công ty cổ phần niêm yết có Ban kiểm soát

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC

- Mô hình thứ hai là mô hình không thiết lập ban kiểm soát: khi công ty cổ phần niêm yết có dƣới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dƣới 50% tổng số cổ phần của công ty, thì pháp luật cho phép cơ cấu quản trị đƣợc tối giản hơn bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mà không yêu cầu phải có ban kiểm soát.

Tuy nhiên, trong số thành viên hội đồng quản trị ở mô hình quản trị thứ hai phải có ít nhất 20% là thành viên độc lập và phải thiết lập ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị (nghĩa là hội đồng quản trị bao gồm có các thành viên thông thƣờng và các thành viên độc lập). Các thành viên độc lập và ban kiểm toán trực thuộc này cũng đóng vai trò nhƣ ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất, thực hiện chức năng giám sát tài chính và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Mô hình 2: Mô hình quản trị công ty cổ phần niêm yết không có ban kiểm soát

Theo đó, đối với công ty cổ phần niêm yết tổ chức quản trị theo mô hình thứ nhất có Ban kiểm soát, hoạt động giám sát tài chính bao gồm hoạt động của các chủ thể giám sát nhƣ sau:

- Giám sát của đại hội đồng cổ đông với hoạt động của hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) thực hiện điều lệ, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;

- Giám sát của hội đồng quản trị đối với tổng giám đốc (giám đốc);

- Và giám sát của ban kiểm soát đối với hoạt động quản lý, điều hành của các thành viên của hội đồng quản trị và giám đốc (tổng giám đốc).

Đối với công ty niêm yết không thiết lập Ban kiểm soát, các cổ đông thông qua đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức hoạt động giám sát tài chính phù hợp đối với hoạt động quản lý của hội đồng quản trị, các thành viên hội đồng quản trị độc lập, ban kiểm toán nội bộ để giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc hoặc giám đốc.

So sánh với quy định về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần niêm yết trong Luật doanh nghiệp 2005 thì quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 có tính mở hơn, linh hoạt hơn, cho phép công ty niêm yết có quyền lựa chọn mô hình quản trị cũng nhƣ cơ cấu tổ chức công ty phù hợp với nguồn lực, đặc thù ngành nghê kinh doanh

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

của mình. Mô hình tổ chức công ty không có ban kiểm soát cũng tăng cƣờng chức năng giám sát hoạt động của bộ máy quản trị cho các thành viên hội đồng quản trị độc lập. Việc quy định này cũng có thể giúp các cổ đông nhỏ, cổ đông góp vốn khác không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty nắm bắt đƣợc hoạt động của công ty một cách kịp thời, minh bạch và khách quan nhất thông qua các thành viên hội đồng quản trị độc lập. Đây đƣợc xem là sự bổ sung quy định cần thiết, phù hợp với sự phát triển ngày càng lớn hơn của loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng.

Cũng nhƣ vậy, đối chiếu với thông lệ quản trị công ty trên thế giới cụ thể là các nguyên tắc quản trị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD[10, xem tr.91] thì các quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành tiếp cận sát hơn các tiêu chuẩn chung của thị trƣờng kinh tế thế giới dựa trên sự cập nhập những diễn biến và kinh nghiệm của các quốc gia phát triển. Đây là nền móng cho lợi thế cạnh tranh, khả năng hội nhập của các doanh nghiệp trong nƣớc và sự ổn định của thị trƣờng tài chính quốc gia trƣớc sự phát triển của toàn cầu hóa.

Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động giám sát tài chính trong công ty niêm yết còn phải tuân thủ pháp luật chứng khoán. Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty cổ phần cổ phần niêm yết phải minh bạch và công khai các thông tin tài chính, đồng thời, sự tin cậy của nội dung thông tin công bố phải đƣợc kiểm tra, xác nhận của công ty kiểm toán độc lập.

Ngoài các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, Luật chứng khoán, công ty niêm yết còn phải tuân thủ quy định về quản trị công ty theo Thông tƣ số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng. Điều này xuất phát từ nguyên do đặc điểm cổ phiếu của công ty đại chúng đã niêm yết đƣợc phân tán tới nhiều cổ đông nên chế độ giám sát đối với loại công ty này mang tính đặc thù hơn so với công ty cổ phần có ít cổ đông. Cơ cấu cổ đông của hình thức công ty này cũng đa dạng hơn, trong đó cổ đông lớn là tổ chức hoặc cá nhân có thể đề cử ngƣời để đƣợc bầu làm thành viên hội đồng quản trị hoặc kiểm soát viên. Trong nhiều trƣờng hợp, những ngƣời này trực tiếp

tham gia vào hoạt động quản lý và điều hành công ty, trong khi các cổ đông nhỏ chỉ có thể liên kết đề cử ngƣời ứng cử vào hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát và chƣa chắc có đại diện của mình trong hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Khoản 2 điều 28 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định quản trị công ty phải bao gồm nguyên tắc công khai, minh bạch, cơ cấu quản trị hợp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Còn hội đồng quản trị và ban kiểm soát cần phải lãnh đạo và kiểm soát hoạt động công ty có hiệu quả cùng với bảo đảm quyền lợi của cổ đông và những ngƣời có liên quan, bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông.

1.3.3.2. Hoạt đ ng giám sát tài chính của Đại h i đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan chủ sở hữu cao nhất trong công ty cổ phần niêm yết. Theo các nguyên tắc quản trị giám sát về quyền cổ đông thì các cổ đông công ty phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của pháp luật và Điều lệ công ty, đặc biệt là quyền đƣợc thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thƣờng về hoạt động của công ty, quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện đƣợc ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa. Công ty niêm yết không đƣợc hạn chế cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông, đồng thời phải tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện việc ủy quyền đại diện tham gia Đại hội đồng cổ đông khi cổ đông có yêu cầu.

Công ty niêm yết cũng phải có trách nhiệm xây dựng cơ cấu quản trị công ty hợp lý, xây dựng hệ thống liên lạc hiệu quả với các cổ đông. Đồng thời, công khai minh bạch các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính trung thực với tất cả cổ đông. Ngoài ra, trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, kiểm toán viên hoặc đại diện công ty kiểm toán có thể đƣợc mời dự họp để phát biểu ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề kiểm toán. Qua đó, giúp cổ đông công ty có thể thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình.

1.3.3.3. Hoạt đ ng giám sát tài chính của H i đồng quản trị, các thành viên H i đồng quản trị

Hoạt đ ng giám sát tài chính của h i đồng quản trị

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, Hội đồng quản trị công ty niêm yết là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giám sát, chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc và ngƣời quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị thực hiện quyền giám sát tài chính cùng với quá trình ra quyết định quản lý. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty (Khoản 1, Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014). Đồng thời, chủ tịch hội đồng quản trị cũng kiêm quyền giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị (Điểm d, Khoản 2, Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014). Quy định này có lẽ xuất phát từ việc phân bổ chức danh và lợi quyền và nghĩa vụ đan chéo giữa chủ sở hữu với cơ chế quản lý, điều hành. Chủ sở hữu cần phải cử ngƣời của mình để quản lý, giám sát, và cấp trên thì có quyền quản lý giám sát ngƣời dƣới quyền.

Hoạt đ ng giám sát tài chính của thành viên H i đồng quản trị đ c lập

Trong mô hình tổ chức công ty cổ phần niêm yết không có ban kiểm soát thì Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% số thành viên là thành viên độc lập và có ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (Điểm b, khoản 1, Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014). Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Vậy nên có thể hình dung là các thành viên độc lập giống nhƣ một ban kiểm soát nhỏ trong hội đồng quản trị, thực hiện chức năng giám sát và hỗ trợ công tác quản lý, điều hành công ty.

Nhƣ đã nêu, Luật doanh nghiệp 2014 nới lỏng lựa chọn cho doanh nghiệp về cách thức tổ chức công ty nhƣng siết chặt các tiêu chuẩn bằng việc bổ sung thêm điều kiện để trở thành thành viên hội đồng quản trị độc lập về các quan hệ nhân

thân, quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý (Khoản 2, Điều 151, Luật doanh nghiệp 2014). Ngoài ra, theo Thông tƣ số 121/2012/TT-BTC ngày 26/17/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng bổ sung thêm điều kiện để trở thành thành viên hội đồng quản trị độc lập là: Không phải thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) của các công ty con, công ty liên kết, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát; cổ đông lớn hoặc ngƣời đại diện của cổ đông lớn hoặc ngƣời có liên quan của cổ đông lớn của công ty; không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tƣ vấn pháp luật, kiểm toán cho công ty trong hai (02) năm gần nhất; không phải là đối tác hoặc ngƣời liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hàng năm với công ty chiếm từ ba mƣơi phần trăm (30%) trở lên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào của công ty trong hai (02) năm gần nhất (Khoản 3, Điều 2).

Những quy định này xác định vị trí độc lập của thành viên hội đồng quản trị trong quan hệ chi phối vốn; hoạt động quản lý, điều hành của công ty mẹ, công ty con và công ty liên quan cũng nhƣ quan hệ bạn hàng có khả năng tác động vào vị trí độc lập của thành viên này nhằm làm cho thành viên độc lập không có quan hệ lợi ích riêng trong công ty, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nên sẽ đƣa ra những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của công ty mà không vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm ngƣời nào đó. Bởi vai trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập là nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. Xét những điều kiện trên đây có thể thấy, ứng cử viên đại diện cho cổ đông thiểu số có khả năng đáp ứng đủ điều kiện trên.

1.3.3.4. Hoạt đ ng giám sát tài chính của Ban kiểm soát

Các quan niệm cho rằng mô hình công ty cổ phần niêm yết có Ban kiểm soát cũng tƣơng tự nhƣ mô hình Nhà nƣớc Tam quyền phân lập. Trong đó, đại hội đồng cổ đông đóng vai trò là cơ quan lập pháp - nơi quyết định phƣơng hƣớng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đƣợc coi là cơ quan hành pháp - nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; còn Ban kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tƣ pháp - có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm

soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Nhƣ vậy, ban kiểm soát đƣợc thiết kế nhƣ một cơ quan trị nội bộ, đóng vai trò “kiềm chế và đối trọng” với Hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Theo đó, ban kiểm soát có hai chức năng chính, đó là (i) giám sát công việc quản lý và điều hành công ty bởi Hội đồng quản trị và Giám đốc và (ii) thẩm định các loại báo cáo bắt buộc của công ty (khoản 1 Điều 165, Luật Doanh nghiệp 2014). Với chức năng đó, Ban kiểm soát không phải là cơ quan quản lý của công ty niêm yết, các thành viên Ban kiểm soát cũng không phải là “ngƣời quản lý doanh nghiệp” . Tuy nhiên, thành viên Ban kiểm soát cũng có các nghĩa vụ tƣơng tự nhƣ ngƣời quản lý doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp xác lập vị trí độc lập cho ban kiểm soát với các cơ quan này trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong công ty cổ phần niêm yết. Ban kiểm soát có thẩm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý của hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc. Bởi vậy, khác với Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát đƣợc bổ nhiệm bởi Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Ban kiểm soát trong công ty niêm yết có từ ba đến năm thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá năm năm, thành viên của ban kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế (Khoản 1 Điều 163).

Hoạt động giám sát tài chính của Ban kiểm soát bao gồm:

- Thẩm định báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính, giám sát hoạt động đầu tƣ, phát hiện và yêu cầu chấm dứt vi phạm. Theo đó, ban kiểm soát có quyền xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Nhằm thực hiện nghĩa vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giám sát Tài chính trong công ty Cổ phần Niêm Yết ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 29 - 37)