7. Kết cấu của luận văn
1.3. Pháp luật về giám sát tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
1.3.4. Hoạt động hỗ trợ giám sát tài chính của tổ chức hỗ trợ giám sát và giám sát
tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước
1.3.4.1. Hoạt đ ng hỗ trợ giám sát tài chính của Tổ chức kiểm toán n i b
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tƣ vấn có tính độc lập và khách quan do một tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm khả năng kiểm soát các hoạt động doanh nghiệp, tƣ vấn các giải pháp chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của mình góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp[11, xem tr.92].
Kiểm toán nội bộ ra đời nhằm thoả mãn các yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc thị trƣờng chứng khoán, ngân hàng và ở các công ty đa quốc gia. Các nhà quản lý trong các công ty cổ phần nhận thấy rằng việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm do kiểm toán viên độc lập thực hiện chƣa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho quá trình kiểm soát và quản lý cũng nhƣ ngăn chặn kịp thời những rủi ro, gian lận có thể phát sinh.
Pháp luật hiện hành không bắt buộc công ty niêm yết phải tổ chức kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm toán có thể đƣợc thiết lập trong doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp với đối tƣợng kiểm toán rộng dƣới hình thức thuê hoặc bố trí bộ phận chuyên môn thực hiện kiểm toán nội bộ. Mô hình kiểm toán nội bộ trong công ty cổ phần niêm yết trực thuộc Hội đồng quản trị với hoạt động thƣờng xuyên theo chỉ đạo nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh ở từng bộ phận, ở tất cả các giai đoạn trƣớc, trong và sau quá trình kinh doanh. Hoạt động của bộ phận này song song tồn tại với hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính.
Tổ chức kiểm toán trong nội bộ công ty niêm yết thu thập thông tin thông qua thảo luận, phỏng vấn, quan sát và các cách thức kiểm tra; thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh. Sau đó đƣa ra kết luận và ý kiến kiểm toán. Dựa trên công việc thực hiện bởi kiểm toán nội bộ, Hội đồng quản trị và cơ quan quản lý chấp nhận các rủi ro đã đƣợc báo cáo hoặc thực hiện hoàn thiện hệ thống tốt hơn. Sự tồn tại của tổ chức kiểm toán nội bộ giúp cho công ty lập báo cáo tài chính, góp phần minh bạch thông tin trong công ty.
Trong lĩnh vực ngân hàng - tín dụng, kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã đƣợc thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức
tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật (Khoản 2, Điều 3 Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN)[12, xem tr.92].
Các rủi ro có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài nên hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt động hằng ngày của các tổ chức này. Kiểm toán nội bộ đƣợc thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức nhằm đo lƣờng, đánh giá thƣờng xuyên, liên tục kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro. Kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban kiểm soát. Tổ chức kiểm toán nội bộ phải đảm bảo đƣợc các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập, độc lập với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức. Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến và Kiểm toán viên nội bộ phải chuyên nghiệp, là ngƣời có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ (Điều 9, Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN).
1.3.4.2. Hoạt đ ng hỗ trợ giám sát tài chính của Tổ chức kiểm toán đ c lập
Kiểm toán độc lập là một cơ chế hỗ trợ giám sát doanh nghiệp, là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và có kỹ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lƣợng của các doanh nghiệp, tổ chức về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán báo cáo tài chính nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập.
Đơn vị kiểm toán độc lập có quyền yêu cầu doanh nghiệp niêm yết đƣợc kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị đƣợc kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán. Đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đồng thời, đơn vị kiểm toán kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính
có liên quan đến đơn vị đƣợc kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình kiểm toán (Điều 28, Luật kiểm toán độc lập 2011[13, xem tr.92])
Từ đó có thể thấy, kiểm toán độc lập là một cơ chế hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp đƣợc kiểm toán dựa trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khi có yêu cầu kiểm toán và cách thức hoạt động hoàn toàn phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cơ chế công khai, minh bạch thông tin là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả của hoạt động kiểm toán này. Kết quả của hoạt động kiểm toán đối với doanh nghiệp niêm yết thuộc đối tƣợng buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính là báo cáo kiểm toán. Báo cáo này do kiểm toán viên lập ra, đƣa ra ý kiến của mình về thông tin đã đƣợc kiểm toán trên cơ sở kiểm tra và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để đƣa ra kết luận báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc kiểm toán hay không. Báo cáo kiểm toán đƣợc xác nhận bởi kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề và ngƣời đại diện của doanh nghiệp kiểm toán[14, xem tr.92].
Đối với tất cả các chủ thể liên quan, báo cáo kiểm toán đƣợc coi là bản xác nhận đáng tin cậy về tình hình tài chính của công ty niêm yết. Đây là nguồn thông tin xác nhận thực trạng tài chính của công ty làm căn cứ chủ nợ, công ty hợp tác thiết lập các giao dịch cũng nhƣ giúp nhà đầu tƣ phán đoán để quyết định mua bán chứng khoán. Đối với chính công ty niêm yết, báo cáo kiểm toán thể hiện việc thực thi nghĩa vụ công bố thông tin chính xác, minh bạch có ý nghĩa quan trọng trong tạo lập và duy trì uy tín của công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Theo Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên đã đƣợc soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận, báo cáo tài chính quý (Điểm a Khoản 1 Điều 101). Quy định này buộc công ty đại chúng về nghĩa vụ phải cung cấp thông tin tài chính trung thực.
1.3.4.3. Hoạt đ ng hỗ trợ giám sát tài chính của Kiểm toán Nhà nước
Đối với các doanh nghiệp niêm yết có cổ đông lớn là nhà nƣớc, hoạt động kiểm toán đƣợc hỗ trợ với sự tham gia của kiểm toán nhà nƣớc. Đó là việc cơ quan kiểm toán nhà nƣớc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế; hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc (Khoản 5, Điều 3, Luật kiểm toán nhà nƣớc năm 2005[15. xem tr.92]).
Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn của Nhà nƣớc thuộc đối tƣợng kiểm toán bao gồm công ty nhà nƣớc do Nhà nƣớc góp 100% vốn điều lệ do Chính phủ, Bộ trƣởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và bổ sung vốn, công ty có trên 50% cổ phần và phần vốn góp của Nhà nƣớc. Khi cần thiết, phạm vi kiểm toán có thể mở rộng tới các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc nắm dƣới 50% cổ phần hoặc phần vốn góp. Tổng kiểm toán nhà nƣớc quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phƣơng pháp kiểm toán phù hợp. (Khoản 10, điều 55 Luật Kiểm toán nhà nƣớc 2005).
Kiểm toán Nhà nƣớc hoạt động dựa trên nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch. Nguyên tắc này xác định vị trí độc lập của Kiểm toán Nhà nƣớc trong việc phát hiện ra các trƣờng hợp sai phạm, yếu kém và sơ hở trong quản lý nhà nƣớc. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nƣớc giúp doanh nghiệp niêm yết hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính và tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật.
Kiểm toán nhà nƣớc có quyền yêu cầu doanh nghiệp niêm yết đƣợc kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nƣớc nhằm kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, cũng nhƣ xem xét tính phù hợp của báo cáo tài chính với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và quy định của pháp luật. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài sản cổ định và đầu tƣ dài hạn; tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập khác và chi phí khác; thuế
và các kết quả hoạt động kinh doanh; các tài sản khác thuộc đối tƣợng kế toán của đơn vị đƣợc kiểm toán (Điều 37 Luật kiểm toán nhà nƣớc năm 2005). Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nƣớc còn thực hiện kiểm toán hoạt động nhằm kiểm tra tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nƣớc.
Kết quả kiểm toán đối với doanh nghiệp niêm yết có cổ đông là nhà nƣớc là một nội dung của báo cáo kiểm toán đƣợc đệ trình lên kỳ họp Quốc hội hằng năm.
1.3.4.4. Hoạt đ ng giám sát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
Hoạt động giám sát tài chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc đứng trên hai góc độ: Một là với tƣ cách chủ sở hữu doanh nghiệp (các công ty có vốn nhà nƣớc bao gồm cổ đông là Nhà nƣớc), hai là với tƣ cách cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện quyền giám sát tài chính đối với doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong một số ngành và lĩnh vực đặc thù có ảnh hƣởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế nói chung. Cụ thể là, hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng, giám sát của Bộ Tài chính đối với công ty bảo hiểm và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tƣ. Các cơ quan trên thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, quá trình kinh doanh, sự tuân thủ pháp luật về các giới hạn an toàn tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
Kết luận chƣơng 1
Giám sát tài chính doanh nghiệp nói chung, và giám sát tài chính công ty cổ phần niêm yết nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong bất kỳ giai đoạn, thời kỳ kinh tế nào qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cổ đông, các chủ thể có liên quan và quản lý rủi ro, phòng tránh, ngăn chặn gian lận bảo vệ tài sản công ty.
Đối với doanh nghiệp niêm yết, hoạt động giám sát tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của hoạt động quản lý, điều hành, bảm đảm quyền lợi của ngƣời góp vốn, ngăn chặn kịp thời các hành vi tƣ lợi của ngƣời quản lý,ngƣời điều hành.
Đối với chủ nợ, là các tổ chức cá nhân có phát sinh giao dịch thỏa thuận hoặc cam kết sử dụng vốn trong phƣơng án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thì việc thực hiện quyền giám sát tài chính giúp chủ nợ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ.
Từ các lý luận phân tích trên, có thể nhận thấy hoạt động giám sát công ty cổ phần niêm yết nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả theo mục tiêu lợi nhuận và lợi ích của cổ đông. Hoạt động này chỉ có thể thực hiện đƣợc trên nền tảng thông tin công khai, minh bạch đối với tất cả các cơ chế giám sát nội bộ và hỗ trợ giám sát từ bên ngoài. Vấn đề này càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa quyết định khi công ty niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch và mở rộng quy mô huy động vốn lớn từ công chúng, mọi giao dịch hay biến động của chứng khoán công ty đều có thể ảnh hƣởng và làm biến động thị trƣờng chứng khoán.
Giám sát tài chính doanh nghiệp niêm yết trƣớc tiên phải là hoạt động có ý thức tự giác bảo vệ mình của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật của nhà nƣớc. Ngoài ra, còn có các thiết chế giám sát từ bên ngoài hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tƣ và thị trƣờng.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM
YẾT Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về giám sát tài chính công ty cổ phần niêm yết
Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động giám sát tài chính công ty cổ phần niêm yết đƣợc xây dựng và hoàn thiện dựa trên những nguyên tắc nhƣ sau:
2.1.1.Đảm bảo quyền của cổ đông trong công ty niêm yết và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Cổ đông là nhân tố tạo lập nên công ty cổ phần niêm yết do vậy dƣới góc độ tài chính và giám sát, cổ đông có quyền hƣởng lợi nhận của công ty tƣơng ứng với phần vốn góp của mình và cổ đông cần đƣợc tiếp cận đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan và quan trọng về đối tƣợng mà họ là chủ sở hữu. Cổ đông phải đƣợc bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện các nhóm quyền về biểu quyết thông qua các cơ chế quản trị, giám sát trong công ty.
Để hoàn thiện chính sách, luật pháp liên quan, tăng cƣờng hiệu quả bảo vệ lợi ích cổ đông ở nƣớc ta, các giải pháp khắc phục các bất cập đã đƣợc Luật Doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi, bổ sung cụ thể về quy định giảm tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Đại hội đồng cổ đông: Luật quy định giảm xuống 51% đối với quyết định thông thƣờng và 65% đối với quyết định “đặc biệt” (khoản 1 và khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định (trƣớc kia theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 tỷ lệ là 65% và 75%). Việc quy định tỷ lệ