Đối với NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 104 - 106)

- Cần chủ động vận dụng UCP 600 và ISBP 681 một cách hiệu quả. Mặc dù mỗi một văn bản được phát hành đều nhằm mục đích cung cấp hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT được tốt hơn, tuy nhiên khó có thể tránh được những hạn chế của các văn bản này. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để các NHTM nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung có thể giảm thiểu tối đa những hạn chế của các văn bản pháp lý và tránh khỏi những rắc rối liên quan đến tất cả các đối tác trong quan hệ TTQT. Muốn vậy, phải lường được những khó khăn có thể gặp phải do sử dụng UCP 600, như: Một số thuật ngữ trước đây trong UCP 500 không còn được sử dụng; Hối phiếu ký phát đòi tiền người mua; Chủ thể phát hành thư tín dụng; Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ; Quy định về ghi chú ngày “lên tàu” (on board), chỉ ra người chuyên chở (Carrier); Vận đơn sạch (Clean B/L)…

- Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các văn bản, cơ chế nghiệp vụ đã ban theo hướng bám sát thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế chung mà trước mắt là sửa đổi bổ sung, điều chỉnh quy trình TTQT với thông lệ quốc tế – UCP 600 và pháp lệnh quản

lý ngoại hối của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước đồng thời phù hợp với hệ thống giao dịch ngân hàng hiện đại.

- Soạn thảo cẩm nang TTQT trên cơ sở và cảnh báo các hình thức gian lận thương mại, lừa đảo, TTQT để các chi nhánh trong hệ thống chủ động phòng ngừa.

- Triển khai thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

- Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý ở những thị trường mới phát triển thương mại như: Bắc Âu, Tây Nam á, Nam Phi,…

- Phối kết hợp với các NHTM khác trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro TTQT, đặc biệt đối với những khu vực thị trường mới, những thị trường có mức độ rủi ro cao như: Iran, NêPan, Myanma…

- Cần có sự phối kết hợp giữa bộ phận nghiệp vụ thanh toán, vay trả nợ nước ngoài để tránh tình trạng sai sót trong TTQT.

Trong nhiều trường hợp, xuất hiện nhu cầu điều chuyển vốn bằng ngoại tệ khác so với hợp đồng hoặc phải trả nợ bằng ngoại tệ yếu, gây nên khó khăn trong việc làm thế nào để có được ngoại tệ như mong muốn để trả nợ nước ngoài. Nếu ngân hàng không thể ký được hợp đồng mua ngoại tệ sẽ đẩy ngân hàng vào việc vi phạm thanh toán. Vì vậy, NHTM cần quan tâm tới vấn đề làm sao để vay và trả nợ được dễ dàng. NHCT Việt Nam nên lựa chọn giải pháp chọn ngoại tệ mạnh để thanh toán được thực hiện dễ dàng.

- NHCT Việt Nam cần có định hướng cho nguồn nhân lực, cụ thể:

+ Cần nhanh chóng xác lập và triển khai chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực TTQT để có thể sẵn sàng đi làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

+ Lựa chọn các giảng viên trong nước và quốc tế nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy các lớp tập huấn chuyên sâu.

+ Có chính sách tuyển dụng và điều chuyển cán bộ ở các chi nhánh một cách hợp lý đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Con người là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công cũng như thất bại của ngân hàng. Hạn chế về nghiệp vụ, bất cập trong sử dụng nhân lực

cũng như sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của họ đã và sẽ gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng. Thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, đào tạo và đào tạo lại một cách phù hợp, tránh tình trạng đào tạo mang tính hình thức, giải quyết chính sách.

- Thực hiện tốt việc xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Giới hạn tín dụng bao gồm: hạn mức cho vay tín dụng; hạn mức ký quỹ mở thư tín dụng; hạn mức chiết khấu chứng từ hàng xuất; hạn mức bảo lãnh… Những ngân hàng chưa đủ khả năng đánh giá chính xác khách hàng cần thực hiện dịch vụ của các công ty kiểm tra, định giá trên thị trường nhằm có được những thông tin chính xác, đáng tin cậy.

Không những đối với NHCT Việt Nam mà còn phần lớn các NHTM hiện nay nằm trong bối cảnh thiếu kinh nghiệm đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại. Do vậy, để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lành mạnh, đòi hỏi ngân hàng nâng cao nhận biết, kiểm soát được các loại hình rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)